Não úng thủy
Não úng thủy là gì?
Não úng thủy là tình trạng gián đoạn, mất cân bằng hấp thu dịch não-tủy hay lưu thông dòng chảy của hệ thần kinh trung ương. Não úng thủy còn là tình trạng não tủy bị tích tụ quá nhiều dịch gây rối loạn quá trình lưu thông, hấp thụ và sản xuất. Não úng thủy khiến các não thất to hơn bình thường do tắc nghẽn chất dịch, sự dư thừa chất dịch khiến cho đầu càng ngày càng to làm cho nhu mô não bị tổn thương.
Não úng thủy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở trẻ em. Tình trạng này có thể xảy ra rất nhanh hay từ từ và có thể do bẩm sinh sinh hoặc do xuất huyết não hay viêm màng não gây nên. Đây là một bệnh phức tạp và nếu không được điều trị và phát hiện sớm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự phát triển và sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân Não úng thủy
Não úng thủy có 2 nguyên nhân chính là bẩm sinh và mắc phải.
Não úng thủy bẩm sinh: Là bệnh nhân bị mắc phải ngay khi còn trong bào thai, các căn nguyên của trường hợp này là:
-
Giãn não thất (Ventriculomegaly): Não thất lớn hơn bình thường và gây ra rối loạn dòng chảy dịch não.
-
Hẹp cống não: Khiến cống não bị hẹp, làm dịch não tủy bị cản trở gây nên tình trạng ứ đọng dịch não tủy.
-
Nang màng nhện: Sự phát triển bất thường của túi nang chứa dịch gây thay đổi áp lực cho dịch não tủy.
-
Nứt đốt sống: Khiến các phần của hệ thần kinh, não úng thủy và tủy sống hình thành bất thường.
-
Trong thời kỳ mang thai người mẹ bị nhiễm trùng sẽ tăng nguy cơ khiến trẻ sinh ra bị bệnh não úng thủy và một số bệnh như quai bị, rubella, sởi,..
Não úng thủy mắc phải: Là khi sinh ra trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng sau đó lại mắc phải bệnh não úng thủy do:
-
Nhiễm trùng hệ thần kinh.
-
Viêm màng não mủ, dịch não-tủy.
-
Chảy máu trong sọ -chảy máu màng nhện.
-
Chấn thương ở vùng đầu.
-
Hấp thu dịch não tủy kém.
-
Các dị tật trong màng nhện như.
-
Sử dụng một số thuốc trong điều trị như chất cản quang.
Dấu hiệu, triệu chứng Não úng thủy
-
Các dấu hiệu của não úng thủy ở trẻ em là:
-
Trán rất rộng, mất dấu hiệu mạch đập.
-
Mắt thường nhìn xuống.
-
Rất dễ giật mình, dễ kích động, co giật, thường xuyên bị động kinh.
-
Thường xuyên nôn mửa, chán ăn.
-
Trẻ bú kém, hay bị nôn vọt và sặc sữa.
-
Trẻ hay khóc, khó ngủ.
-
Hai chân kém linh hoạt và có thể mềm nhũn ra, tay tre hay nắm chặt, càng ngày vận động càng chậm.
-
Khi nằm đầu thường nghẹo sang 1 bên, trương lực cơ và sức mạnh thấp.
-
Dấu hiệu não úng thủy ở người lớn là:
-
Đau đầu kinh niên.
-
Mất phối hợp, đi lại khó khăn.
-
Xáo trộn dáng đi.
-
Trí nhớ kém.
-
Gặp vấn đề về thị lực và bàng quang.
-
Khó tập trung.
-
Rối loạn đại tiểu tiện, mất kiểm soát bàng quang.
Não úng thủy nguy hiểm không?
Não úng thủy nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời có thể gây tàn phế và tử vong. Căn bệnh này nó làm tổn thương trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như điếc, mù, viêm màng não mủ, liệt, động kinh và chậm phát triển.
Chẩn đoán Não úng thủy
Nếu bạn nghi ngờ bản thân hay người thân bị bệnh thì nên đi khám ngay để được điều trị sớm nhất nếu mắc bệnh. Các phương pháp chẩn đoán bệnh là:
-
Kiểm tra sức khỏe.
-
Chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính.
-
Siêu âm.
-
Xét nghiệm dịch não-tủy.
-
Xét nghiệm di truyền.
Điều trị Não úng thủy
Căn bệnh não úng thủy có thể gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.Não úng thủy hiện nay chưa có thuốc điều trị, chỉ có thể ngăn chặn cho não không bị tổn thương thêm. Cách duy nhất là phẫu thuật, các phương pháp phẫu thuật điều trị là:
-
Chèn Shunt: Shunt là hệ thống thoát nước làm bằng ống dài có van. Các bác sĩ sẽ đưa Shunt vào bằng phẫu thuật, giúp dịch não tủy chảy bình thường và theo đúng hướng. Sau đó, đưa một đầu ống vào não đầu còn lại đưa vào khoang bụng hay khoang ngực để chất lỏng dư thừa chảy ra khỏi não theo ống dẫn. Cấy Shunt thường là vĩnh viễn và cần được theo dõi thường xuyên.
-
Thông liên thất: Là phẫu thuật cắt bỏ não thất, biện pháp này thay thế việc chèn ống thông. Phương pháp này tạo một lỗ ở giữa các tâm thất và đáy, giúp dịch não tủy ra khỏi não và ít gây đau đớn cho bệnh nhân. Những biện pháp này lại ít hiệu quả với trẻ sơ sinh.
-
Nếu trẻ em bị não úng thủy được điều trị phẫu thuật trước 6 tuổi kết quả rất khả quan.