Giác mạc hình chóp

Giác mạc hình chóp là gì?

Giác mạc hình chóp là tình trạng giác mạc lồi ra ngoài thành hình chóp. Bệnh làm cho giác mạc phía dưới bị giãn phình ra và tiêu mỏng. Khi bị giác mạc hình chóp khiến cho thị lực bị yếu, dễ nhầm với nhược thị, cận loạn thị và nhạy cảm với ánh sáng.

Bệnh giác mạc hình chóp thường bị cả hai mắt và xuất hiện từ độ tuổi 10 - 25, bệnh có thể phát triển chậm trong khoảng 10 năm hoặc lâu hơn.

Giác mạc hình chóp

Nguyên nhân Giác mạc hình chóp

Giác mạc hình chóp hiện nay chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh, nhưng cũng có một số nghiên cứu chỉ ra một số nguyên nhân gây bệnh giác mạc hình chóp là:

  • Yếu tố di truyền: Sự thiếu hụt về mặt di truyền sẽ làm cho sợi Collagen kém bền vững, khiến giác mạc không giữ được hình dáng ổn định và khiến cho giác mạc chỗ bị tiêu mỏng, chỗ bị phình ra.

  • Tiền sử một số bệnh: bệnh xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hen suyễn,... Người hay dụi mắt cũng tạo điều kiện cho sự phát triển bệnh.

  • Yếu tố môi trường như khói bụi, ô nhiễm, tiếp xúc với tia cực tím thường xuyên dẫn tới sự tổn thương giác mạc.

  • Ngoài ra, nội tiết cũng liên quan tới bệnh. Bệnh giác mạc hình chóp cũng có tỷ lệ nhất định ở thanh thiếu niên, đây là thời điểm nội tiết tăng cao hơn bình thường.

Dấu hiệu, triệu chứng Giác mạc hình chóp

Nếu bạn gặp một hoặc nhiều các triệu chứng dưới đây, là bạn đang bị giác mạc hình chóp. Một số triệu chứng có thể gặp khi bị bệnh giác mạc hình chóp là:

  • Thị lực đôi hoặc thị lực bị mờ.

  • Nhìn các vật thể bị biến dị qua thị lực, hình ảnh bị nhìn thấy bị nhân đội, nhân ba.

  • Sưng mắt.

  • Quầng sáng hay vòng sáng xuất hiện xung quanh nguồn sáng, ánh sáng chói hoặc sọc.

  • Mắt đỏ hoặc đau nhức.

  • Nhức đầu.

  • Nhạy cảm ánh sáng.

  • Không thể đeo kính áp tròng.

  • Mỏi mắt.

Biến chứng của Giác mạc hình chóp

Giác mạc hình chóp là bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới đặc tính khúc xạ của giác mạc. Bệnh Giác mạc hình chóp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù lòa.

Đa số các bệnh nhân mắc bệnh này thị lực đều sẽ rất yếu và việc đeo kính cũng không giúp hoàn toàn điều chỉnh được thị lực ở bệnh này.

Giác mạc hình chóp mặc dù diễn biến chậm nhưng hậu quả lại vô cùng nguy hiểm có thể dẫn tới mất thị lực vĩnh viễn. Vì vậy nếu bạn có những dấu hiệu của giác mạc hình chóp thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh trường hợp mắt bị nặng hơn và không thể chữa trị được.

Phòng tránh Giác mạc hình chóp

Đáng tiếc, bệnh giác mạc hình chóp không thể phòng ngừa được. Nhưng bàn có thể kiểm soát nó bằng một số biện pháp giúp tránh tình trạng bệnh nặng hơn như:

  • Tuân thủ đúng với liệu trình bác sĩ yêu cầu.

  • BÁo ngay cho bác sĩ biết nếu thị lực của bạn bị thay đổi hay xuất hiện những triệu chứng mới.

  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Nếu có chất gây kích ứng mắt, bạn phải ngưng sử dụng thuốc ngay và báo cho bác sĩ biết.

  • Dùng kính để bảo vệ mắt khi bạn bơi lội hoặc tham gia các môn thể thao đặc thù.

  • Phòng tránh các nguyên nhân có thể gây ra dị ứng.

Bệnh giác mạc hình chóp

Điều trị Giác mạc hình chóp

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh giác mạc hình chóp. Việc điều trị bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh.

Nếu nhẹ bạn đeo kính để điều chỉnh thị lực của mình và tránh dụi mắt để không làm tổn thương các mô giác mạc.

Điều trị bằng kính thuốc: Nếu bị nhẹ bạn có thể đeo kính tròng mềm như khúc xạ thông thường. Còn nặng hơn giác mạc bị gồ ghề thì bạn cần chuyển sang kính tròng cứng.

Điều trị bằng phẫu thuật: Nếu bệnh nặng, gây sẹo giác mạc thì cách duy nhất là phẫu thuật Cross linking giúp làm chậm sự tiến triển của giác mạc chóp.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ