Bệnh giang mai

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là bệnh lý do xoắn khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể qua các vết xước dưới da hoặc quá trình quan hệ tình dục không an toàn. Do cấu tạo mở của bộ phận sinh dục mà nữ giới có nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm giang mai cao hơn nam giới. Bệnh giang mai nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm loét bộ phận sinh dục, nhiễm trùng cơ xương khớp, phát ban da và ảnh hưởng tới chức năng nội tạng.

Triệu chứng bệnh giang mai

Nguyên nhân bệnh giang mai

Bệnh giang mai là do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây nên. Vi khuẩn này có sức đề kháng yếu, chỉ sống được khoảng vài giờ và chết trong môi trường khô ráo, với môi trường ẩm ướt nó có thể sống tới 2 ngày. Người mắc bệnh giang mai là mầm bệnh duy nhất chứ không thể lây nhiễm qua môi trường hay động vật.

Vi khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể bạn qua đường âm đạo, hậu môn, đường miệng khi quan hệ tình dục. Kể cả các vết xước ở da cũng có thể khiến vi khuẩn này xâm nhập. Vi khuẩn bệnh cũng có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai từ tháng thứ 4 trở đi hoặc qua quá trình sinh thường. Bệnh giang mai không lây nhiễm khi bạn dùng chung đồ dùng cá nhân, nhà vệ sinh, quần áo với người bệnh.

Biểu hiện bệnh giang mai

Triệu chứng bệnh giang mai có thể tự biến mất sau một thời gian nên rất khó phát hiện. Chủ yếu dấu hiệu của bệnh là các tổn thương ngoài da như:

  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở lòng bàn chân, bàn tay như phát ban

  • Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, sốt, có hạch ở cổ và háng, nách

  • Các vết loét do vi khuẩn giang mai thường có hình tròn, màu đỏ, xuất hiện nhiều ở bộ phận sinh dục và miệng, tay, chân.

3 giai đoạn của bệnh giang mai

Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn ủ bệnh sau khi vi khuẩn xâm nhập, kéo dài khoảng 21 ngày. Người bệnh sẽ bị các vết loét cứng, kích thước nhỏ, không đau không ngứa, vết loét có dịch tiết ra. Các vết này thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục trong 3-6 tuần và có thể tự biến mất, kèm theo hạch sưng to.

Giai đoạn 2: Cơ thể xuất hiện các nốt phát ban, các nốt sẩn dạng mảng, nốt như bỏng nước xuất hiện ở bộ phận snh dục. NGoài ra, cơ thể cũng bị mệt mỏi, đau họng, nhức đầu, sưng hạch kèm theo viêm giác mạc, viêm khớp, viêm gan,... Các triệu chứng có thể xuất hiện 2-6 tuần sau đó lại tự biến mất rồi tái lại sau vài tháng.

Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn cuối của bệnh kéo dài suốt 10-30 năm sau đó. Người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng gây tổn thương chức năng các bộ phận trong cơ thể. Dấu hiệu nghiêm trọng là bệnh nhân bị mất trí nhớ, đau đầu, co giật, bại liệt, tê tứ chi, viêm động mạch chủ thậm chí gây tử vong.

Hình ảnh bệnh giang mai

Cách điều trị bệnh giang mai

Bệnh giang mai có thể chữa được khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Với bệnh giang mai giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng sinh Penicillin tại nhà. Với tình trạng bệnh đã gây ra biến chứng ở nội tạng và thần kinh, người bệnh cần dùng thuốc dạng tiêm tĩnh mạch mỗi ngày theo liệu trình của bác sĩ. Nếu trẻ sơ sinh bị lẫy nhiễm virus giang mai từ người mẹ thì cũng có thể điều trị bằng kháng sinh Penicillin.

Cách phòng ngừa bệnh giang mai

Cách phòng ngừa bệnh giang mai hiện nay chủ yếu là ngăn ngừa lây nhiễm bệnh từ người mắc bệnh. Bạn nên duy trì đời sống một vợ một chồng, quan hệ tình dục an toàn với bao cao su, hạn chế quan hệ bằng miệng.

Thuốc điều trị bệnh giang mai hiệu quả

Điều trị bệnh giang mai trên thế giới hiện nay đều sử dụng kháng sinh penicillin, có thể dùng cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Nếu bạn bị dị ứng với kháng sinh này, bác sĩ có thể thay thế bằng một số loại kháng sinh khác. Tham khảo cụ thể các thuốc điều trị bệnh giang mai hiệu quả dưới đây.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ