Mách nhỏ các mẹ: Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

    Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường hay bị nôn trớ, tuy đây là hiện tượng thường thấy ở trẻ, nhưng nếu như mẹ không biết xử lí đúng cách thì nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như thể chất và tinh thần của trẻ. Vậy cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ như thế nào, cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết nha các mẹ.

Nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đưa hết ra ngoài bởi sự co bóp của dạ dày phối hợp với co bóp của thành bụng và cơ hoành. Còn trớ trớ là hiện tượng một lượng thức ăn bị trào ra khỏi miệng ngay sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn. Khi trẻ hay bị nôn trớ các mẹ có thể xử trí bằng những cách sau đây:

1. Cho bé bú đúng cách, đúng tư thế

Để hạn chế không xảy ra nôn chớ bạn cần chú ý cho bé bú đúng cách:

  • Đối với trẻ bú ti mẹ:
    • Cho bé bú bên vú trái trước, sau khoảng 10 phút chuyển bé sang bên phải hoặc nếu thời gian bé bú ngắn hơn bạn có thể cân bằng thời gian bú 2 bên cho đều nhau. Việc này sẽ giúp lượng sữa trong dạ dày của bé được cân bằng, sữa dễ xuống dạ dày mà không bị trào ngược lên.
    • Đặc biệt, các mẹ cũng cần chú ý không cho bé bú quá lâu, trung bình 10 phút cho vú bên trái và 20 phút cho vú bên phải. Bú quá lâu, bé nuốt hơi nhiều, dễ bị sặc sữa và gây nôn trớ.
  • Đối với trẻ bú bình:
    • Khi cho bé bú mẹ cần giữ bình sữa nghiêng 45 độ để đầu núm vú đầy sữa. Mẹ có thể sử dụng núm vú đặc biệt để bé không bị nuốt quá nhiều khí thừa. Và hãy nhớ, không để bình sữa nằm ngang trong khi bú (vì khi bình nằm ngang bé sẽ dễ nuốt nhiều không khí).
    • Khi bé bú bình xong, không đặt nằm ngay mà hãy bế bé trên tay hoặc vai và vỗ lưng giúp bé ợ hơi khoảng 15-20 phút sau đó mới nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao.

4 tư thế đúng khi cho con bú đó là:

  • Đặt bé nằm ngang trong vòng tay của mẹ.
  • Mẹ nằm nghiêng và đặt bé nằm nghiêng bên cạnh.
  • Đặt bé nằm trên gối song song với ngực mẹ, tay đỡ đầu bé.
  • Đặt bé nằm trên gối, chân và bụng phía sau, đầu phía trước ngực mẹ.

Ngoài ra, ngoài việc cho bé bú đúng cách, đúng tư thế thì mẹ cũng nên tạo cho bé thoi quen bú  nghiêm túc, bố mẹ và người thân không cười đùa hay trêu trẻ khi trẻ đang bú, cũng như ngay sau khi bú.

2. Chia nhỏ bữa bú trong ngày

Chia nhỏ bữa bú trong ngày cũng là cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ hiệu quả, đặc biệt là ở trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày. Đối với trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thì việc chia nhỏ bữa bú cho bé trong một ngày, sẽ giúp trẻ không bị quá no, vì khi quá no trẻ sẽ dễ bị trớ do tâm vị được kích thích và dễ mở ra.

3. Sớm điều trị các triệu chứng của bệnh như ho, đầy bụng

Khi thấy bé có dấu hiệu ho khan, ho đàm, khò khè, nấc cụt, đầy bụng, đầy hơi, ăn không tiêu,… bạn cần xử lý sớm vì đây cũng là những nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ, ọc sữa.

Trên đây là 1 số cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ các mẹ có thể tham khảo và áp dụng, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn.

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ