Bà bầu ăn trứng vịt lộn: Công dụng và những lưu ý cần ghi nhớ

Trứng vịt lộn là món ăn quen thuộc và ưa thích của nhiều người Việt, và bà bầu cũng không ngoại lệ. Vậy, bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không? cần lưu ý gì khi ăn trứng vịt lộn? Những thông tin này sẽ có trong nội dung dưới đây, các mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu.

Công dụng khi bà bầu ăn trứng vịt lộn

Theo bảng thành phần thực phẩm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì trong 100 gram trứng vịt lộn có chứa:

  • Năng lượng 182 kcal.
  • Protein 13,6 gr.
  • Lipid 12,4 gr.
  • Canxi 82 mg.
  • Photpho 212 gr.
  • Cholesterol 600 mg.
  • Beta carotene.
  • Sắt.
  • Vitamin nhóm A, B, C,...

Công dụng khi bà bầu ăn trứng vịt lộn

Thành phần dinh dưỡng đa dạng trong trứng vịt lộn

Do vậy, mẹ bầu ăn trứng vịt lộn mang đến nhiều công dụng trong việc bồi bổ sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:

  • Cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ nhiệm vụ tạo máu, giúp cho mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh; đồng thời nâng cao sức đề kháng cơ thể.
  • Nguồn năng lượng cao tới 182 kcal giúp mẹ bầu hoạt động với công suất tốt hơn.
  • Giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi thường xảy ra ở mẹ bầu.
  • Có lượng canxi dồi dào, ăn trứng vịt lộn khi mang thai sẽ giúp cho hệ xương - răng của thai nhi phát triển tốt hơn.
  • Vitamin A có trong trứng ngỗng hỗ trợ cho sự phát triển tim, phổi, gan, thận, mắt và hệ thần kinh trung ương của thai nhi.

Bà bầu ăn trứng vịt lộn cần lưu ý điều gì?

Để món trứng vịt lộn cho bà bầu giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng mà không gây ra những tác động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Không ăn quá nhiều trứng vịt lộn, mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn từ 1 - 2 quả.
  • Không ăn liền lúc 2 quả trứng vịt lộn, cần chia thành 2 bữa, mỗi bữa 1 quả.

bà bầu ăn trứng vịt lộn

Không ăn liền lúc 2 quả trứng vịt lộn

  • Nên hạn chế ăn trứng vịt lộn trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Nguồn năng lượng dồi dào trong loại thực phẩm này không phù hợp trong hai giai đoạn này.
  • Do có hàm lượng cholesterol và năng lượng cao nên nếu lạm dụng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Không ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, đặc biệt là gần sát giờ đi ngủ. Lượng đạm trong trứng vịt lộn sẽ khó tiêu, gây chướng bụng, khó chịu và dẫn tới mất ngủ.
  • Ăn trứng vịt lộn khi mang thai mẹ không nên ăn kèm rau răm và một số gia vị khác, vị chúng không có lợi cho sự phát triển; thậm chí còn ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi.
  • Khi ăn trứng vịt lộn thì không cần bổ sung thêm vitamin A, sẽ dễ gây ra tình trạng dư thừa; không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Bà bầu ăn trứng vịt lộn rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, không lạm dụng vì có thể gây tác dụng ngược. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm những thực phẩm và trái cây tốt cho quá trình mang bầu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ