Dorijet - Thuốc điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả của Ấn Độ

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Dược sỹ tư vấn 24/7.

Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá

Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.

Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.

Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất: 2024-01-04 16:53:21

Thông tin dược phẩm

Nhà sản xuất:
Số đăng ký:
VN-19387-15
Hoạt chất:
Hoạt chất:
Doripenem
Xuất xứ:
India
Dạng bào chế:
Bột pha tiêm truyền
Đóng gói:
hộp 1 lọ
Hạn sử dụng:
24 tháng

Video

Dorijet là thuốc gì?

  • Dorijet là thuốc được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn nhạy cảm như nhiễm khuẩn ổ bụng do PT, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu. Dorijet có xuất xứ tại Ấn Độ. Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần của Dorijet

  • Doripenem monohydrat tương đương với doripenem 500 mg.

Dạng bào chế

  • Bột pha tiêm

Công dụng – Chỉ định của Dorijet

  • Thuốc Dorijet là thuốc ETC được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn vi sinh vật nhạy cảm trong các trường hợp sau:
    • Bệnh phổi mắc phải ở bệnh viện.
    • Nhiễm khuẩn trong ổ bụng có biến chứng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, kể cả viêm thận – bể thận có hoặc không có biến chứng và những trường hợp nhiễm khuẩn huyết đồng thời.

Chống chỉ định của Dorijet

  • Thuốc Dorijet chống chỉ định đối với các trường hợp:
    • Bệnh nhân được biết là quá mẫn trầm trọng với doripenem hoặc các thuốc khác cùng nhóm.
    • Bệnh nhân có sốc phản vệ với kháng sinh nhóm beta-lactam.

Liều dùng – Cách dùng của Dorijet

  • Cách dùng: Thuốc dùng theo đường tiêm truyền.
  • Liều dùng:
    • Liều Dorijet khuyến cáo
      • Điều trị bệnh phổi mắc tại bệnh viện (bao gồm viêm phổi do thời máy): 500mg truyền trong 1 giờ, tần suất mỗi 8 giờ, điều trị trong 7-14 ngày.
      • Điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng: 500mg truyền trong 1 giờ, tần suất mỗi 8 giờ, điều trị trong 5-14 ngày.
      • Thời gian điều trị tính cả thời gian chuyển sang dùng thuốc theo đường uống, sau ít nhất 3 ngày tiêm truyền, khi bệnh nhân có sự tiến triển tốt.
      • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, kể cả viêm thận – bể thận: 500mg truyền trong 1 giờ, tần suất mỗi 8 giờ, điều trị trong 10 ngày.
      • Thời gian điều trị tính cả thời gian chuyển sang dùng thuốc theo đường uống, sau ít nhất 3 ngày tiêm truyền, khi bệnh nhân có sự tiến triển tốt.
      • Số ngày dùng có thể tăng lên tới 14 ngày với những bệnh nhân đồng thời bị nhiễm khuẩn huyết.
    • Liều Dorijet cho bệnh nhân suy thận
      • Liều khuyến cáo:
        • Độ thanh thải creatinin >50 ml/phút: Không cần chỉnh liều.
        • Độ thanh thải creatinin trong khoảng >30 ml/phút – <50 ml/phút: Tiêm truyền tĩnh mạch 250mg trong 1 giờ mỗi 8 tiếng.
        • Độ thanh thải creatinin trong khoảng >10 ml/phút – <30 ml/phút: Tiêm truyền tĩnh mạch 250mg trong 1 giờ mỗi 12 tiếng.
      • Cách tính nồng độ creatinin huyết thanh:
        • Nam: Clcr (ml/phút) = [Khối lượng cơ thể(kg) x (140 – tuổi tính bằng năm)] / [72 x creatinin huyết thanh (mg/dl)]
        • Nữ: Clcr (ml/phút) = 0,85 x giá trị tính được cho nam.

Lưu ý và thận trọng khi sử dụng Dorijet

  • Phản ứng quá mẫn
    • Phản ứng quá mẫn nghiêm trọng và đôi khi có thể gây tử vong (sốc phản vệ) đã được báo cáo ở bệnh nhân dùng kháng sinh beta-lactam (Xem Chống chỉ định).
    • Những phản ứng này dễ xảy ra hơn ở những bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với các dị nguyên khác nhau.
  • Trước khi điều trị bằng Dorijet:
    • Cần hết sức thận trọng để xác định rõ xem bệnh nhân đã từng có phản ứng quá mẫn với các thuốc carbapenem khác, cephalosporin, penicillin hoặc các dị nguyên khác bao giờ chưa.
    • Nếu dùng thuốc Dorijet cho bệnh nhân dị ứng với penicillin hoặc các kháng sinh beta lactam khác, cần thận trọng vì mẫn cảm chéo giữa các kháng sinh beta lactam đã được ghi nhận.
    • Nếu xảy ra phản ứng dị ứng với Doripenem, ngừng dùng thuốc.
  • Nếu xảy ra phản ứng quá mẫn cấp tính nghiêm trọng (sốc phản vệ) cần điều trị cấp cứu kịp thời với epinephrine và các phương pháp cấp cứu khác bao gồm:
    • Thở Oxy.
    • Truyền dịch, truyền các thuốc kháng histamin, corticosteroid, các amine gây tăng áp.
    • Xử lý đường hô hấp.
    • Viêm đại tràng giả mạc kèm với tiêu chảy
    • Viêm đại tràng giả mạc do C. difficile đã được báo cáo với hầu hết các thuốc kháng khuẩn có thể dao động từ nhẹ đến đe dọa tính mạng.
    • Điều trị kháng sinh làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột và có thể làm phát triển C. difficile.
    • C. difficile tạo tra chất độc A và B gây ra viêm đại tràng giả mạc.
    • Xu hướng C. difficile tạo ra chất độc nguy hại gây ra triệu chứng nguy hiểm và có thể gây ra tử vong, những nhiễm trùng loại này có thể phải kéo dài thời gian điều trị và có thể phải cắt bỏ ruột kết.
    • Vì thế, điều quan trọng là phải nghĩ đến chẩn đoán này ở những bệnh nhân có dùng Doripenem bị tiêu chảy.
  • Nếu bị viêm đại tràng giả mạc kèm với tiêu chảy, nên:
    • Ngừng sử dụng kháng sinh không có tác dụng chống lại C. difficile cần truyền nước và điện giải.
    • Truyền protein.
    • Điều trị kháng sinh chống lại C.difficile.
    • Đánh giá phẫu thuật.
    • Thận trọng chung
    • Tương tác với natri valproate
    • Carbapenem làm giảm nồng độ valproie acid trong huyết thanh, do đó làm giảm sự kiểm soát các cơn co giật.
    • Cần theo dõi nồng độ valproic acid huyết thanh khi điều trị carbapemen. Nên cân nhắc thay thế phác đồ điều hang sinh hoặc chống co giật nếu nồng độ valproic acid trong huyết thanh không thể duy trì điều trị hoặc xây ra cơn co giật (tham khảo tương tác thuốc).
    • Phát triển quá mức các vi khuẩn kháng thuốc
    • Sử dụng doripenem trong những trường hợp không có bằng chứng chắc chắn là nhiễm vi khuẩn hoặc để dự phòng sẽ không mang lại lợi ích cho bệnh nhân, đồng thời làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn kháng thuốc.
    • Viêm phổi khi sử dụng đường hít
    • Khi sử dụng theo đường hít với mục đích nghiên cứu, đã xảy ra viêm phổi. Không sử dụng Doripenem bằng đường dùng này.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

  • Phụ nữ có thai
    • Chưa có đầy đủ các nghiên cứu có kiểm soát về sử dụng thuốc Dorijet cho phụ nữ có thai. Thuốc chỉ nên được cân nhắc sử dụng khi lợi ích của mẹ lớn hơn nguy cơ cho thai nhi.
  • Phụ nữ cho con bú
    • Không rõ thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú

Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc

  • Chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của Doripenem đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
  • Dựa trên báo cáo về tác dụng không mong muốn của thuốc, Dorijet không được dự đoán rằng sẽ ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Tác dụng phụ của Dorijet

  • Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất (>5%) trong thử nghiệm lâm sàng doripenem là đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban và viêm tĩnh mạch.
  • Trong các thử nghiệm lâm sàng, các tác dụng không mong muốn dẫn đến ngừng sử dụng doripenem là buồn nôn (0,2%), nhiễm nấm âm hộ (0,19%) và phát ban (0,1%).
  • Tác dụng phụ được ghi nhận khi lưu hành thuốc trên thị trường: sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson, độc tính hệ thần kinh ngoại biên, viêm phổi kẽ, động kinh.

Tương tác thuốc

  • Valproic Acid:
    • Các kháng sinh Carbapenem làm giảm nồng độ valproic acid trong huyết thanh, do đó làm giảm sự kiểm soát các cơn co giật.
    • Mặc dù cơ chế tương tác này vẫn chưa được hiểu đầy đủ, số liệu từ nghiên cứu vitro và nghiên cứu trên động vật chỉ ra có thể do các kháng sinh carbapenem ức chế valproic acid glucoronide hydrolysis.
    • Cần theo dõi nồng độ valproic acid huyết thanh khi điều trị carbapenem.
    • Nên cân nhắc thay thế phác đồ điều trị kháng sinh hoặc chống co giật nếu nồng độ valproic acid trong huyết thanh không thể duy trì điều trị hoặc xảy ra cơn co giật (tham khảo phần Thận trọng chung).
  • Probenecid:
    • Probenecid cạnh tranh với doripenem trong thải trừ tích cực ở ống thận, vì thế làm tăng nồng độ của doripenem.
    • Không sử dụng đồng thời probenecid với doripenem dạng tiêm (thuốc Dorijet).

Quên liều thuốc và cách xử trí

  • Hiện chưa có báo cáo.

Quá liều và cách xử trí

  • Khi bị quá liều, cần ngừng dùng doripenem và điều trị hỗ trợ tổng quát cho tới khi thải trừ qua thận được đảm bảo.
  • Doripenem có thể được thải trừ khi lọc máu; tuy nhiên, chưa có thông tin về sử dụng lọc máu để điều trị quá liều.

Quy cách đóng gói

  • hộp 1 lọ

Bảo quản

  • Thuốc được chỉ định bảo quản ở nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30°C.

Hạn sử dụng

  • 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nhà sản xuất Dorijet

  • Lyka Labs Ltd.

Sản phẩm tương tự


Câu hỏi thường gặp

Dorijet - Thuốc điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả của Ấn Độ hiện đang được bán sỉ lẻ tại Trường Anh. Các bạn vui lòng liên hệ hotline công ty Call: 0971.899.466; Zalo: 090.179.6388 để được giải đáp thắc mắc về giá.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho bạn thông tin hiện tại và phù hợp nhất. Tuy nhiên, vì thuốc tương tác khác nhau ở mỗi người, chúng tôi không thể đảm bảo rằng thông tin này bao gồm tất cả các tương tác có thể. Thông tin này không thay thế cho lời khuyên y tế. Luôn luôn nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về các tương tác có thể xảy ra với tất cả các loại thuốc theo toa, vitamin, thảo dược và chất bổ sung, và các loại thuốc không kê đơn mà bạn đang dùng.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ