Bostacet - Thuốc giảm đau hiệu quả

90,000 đ

Chính sách khuyến mãi

Dược sỹ tư vấn 24/7.

Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá

Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.

Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.

Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất: 2024-01-04 16:53:04

Thông tin dược phẩm

Xuất xứ:
Việt Nam
Dạng bào chế:
Viên nén

Video

Bostacet là thuốc gì?

  • Bostacet đến từ Công ty Cổ phần Dược phẩm BosTon Việt Nam, sẽ là biện pháp hiệu quả nhằm giảm ngay cơn đau từ nhẹ đến trung bình, do đó mà sức khỏe dần dần được ổn định, không còn phải lo lắng các cơn đau nữa.

Thành phần của Bostacet

  • Paracetamol 325 mg.
  • Tramadol  37,5 mg.
  • Tá dược: Avicel, Pregelatinized starch, Natri starch glycolat, Magnesi stearat, HPMC, PEG 6000, titan dioxyd, Oxyd sắt vàng, Ethanol 96%, Nước tinh khiết vừa đủ 1 viên nén.

Công dụng - Chỉ định của Bostacet

  • Được chỉ định điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng.

Chống chỉ định của Bostacet

  • Quá mẫn cảm với tramadol, paracetamol hay bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc với các thuốc opioid.
  • Trường hợp ngộ độc cấp tính do rượu, thuốc ngủ, các chất ma túy, các thuốc giảm đau trung ương, thuốc opiod và các thuốc hướng thần.
  • Người đang dùng thuốc ức chế MAO hoặc mới dùng (ngừng thuốc chưa đến 2 tuần).
  • Động kinh chưa kiểm soát được bằng điều trị.
  • Suy gan nặng, suy thận nặng, suy hô hấp.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Nghiện opioid.

Cách dùng - Liều dùng của Bostacet

  • Cách dùng: dùng bằng đường uống.
  • Liều dùng: 
    • Người lớn và trẻ em trên 16 tuổi: Liều tối đa là 1 đến 2 viên mỗi 4 đến 6 giờ và không quá 8 viên trong ngày.
    • Trẻ em dưới 16 tuổi: Độ an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được nghiên cứu ở trẻ em.

Lưu ý đặc biệt và thận trọng khi sử dụng thuốc Bostacet

  • Ngừng dùng thuốc đột ngột có thể gây nên hội chứng cai thuốc, biểu hiện: hốt hoảng, ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, buồn nôn, run, ỉa chảy, dựng lông. Trong một số trường hợp gây ra ảo giác, hoang tưởng. Do vậy, trong điều trị nên dùng tramadol liều thấp nhất có tác dụng, không nên dùng thuốc thường xuyên, dài ngày và không nên ngừng đột ngột mà phải giảm dần liều.
  • Nguy cơ gây co giật khi dùng đồng thời với các thuốc SSRI (ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin), TCA (các hợp chất chống trầm cảm 3 vòng), các opioid, IMAO, thuốc an thần hay các thuốc làm giảm ngưỡng co giật; hay trên các bệnh nhân bị động kinh, bệnh nhân có tiền sử co giật, hay có nguy cơ co giật.
  • Nguy cơ gây suy hô hấp trên những bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp: dùng liêu cao tramadol với thuốc tê, thuốc mê, rượu.
  • Các chất ức chế thần kinh trung ương như rượu, opioid, thuốc tê, thuốc mê, thuốc ngủ và thuốc an thần.
  • Bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ hay chấn thương đầu.
  • Bệnh nhân nghiện thuốc phiện vì có thể gây tái nghiện.
  • Uống nhiều rượu khi đang sử dụng thuốc sẽ gây tăng độc tính trên gan.
  • Naloxone trong xử lý quá liều tramadol có thể gây nguy cơ co giật.
  • Tramadol sẽ gây lệ thuộc thuốc cho bệnh nhân có tiền sử lệ thuộc opioid.

Phụ nữ có thai và cho con bú có sử dụng thuốc Bostacet được không?

  • Phụ nữ có thai: Tramadol đi qua nhau thai. Chỉ sử dụng thuốc khi có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Phụ nữ cho con bú: Không nên dùng cho phụ nữ cho con bú.

Tác dụng không mong muốn của thuốc Bostacet

  • Thường gặp: Buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, buồn ngủ.
  • Ít gặp: Suy nhược, mệt mỏi, xúc động mạnh. Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng, nôn mửa. Chán ăn, lo lắng, nhầm lẫn, kích thích, mất ngủ, bồn chồn. Ngứa, phát ban, tăng tiết mồ hôi.
  • Hiếm gặp: Đau ngực, rét run, ngất, hội chứng cai thuốc. Mất thăng bằng, co giật, căng cơ, đau nửa đầu, co cơ không tự chủ, dị cảm, ngẩn ngơ, chóng mặt. Khó nuốt, phân đen do xuất huỵết tiêu hóa, phù lưỡi. Loạn nhịp tim, đánh trống ngực, mạch nhanh, tăng hoặc giảm huyết áp. Thiếu máu. Khó thở. Albumin niệu, rối loạn tiểu tiện, nước tiểu ít, bí tiểu.

Tác động của thuốc Bostacet đối với người lái xe và vận hành máy móc

  • Thuốc có các yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của người lái xe và vận hành máy móc.

Tương tác thuốc Bostacet

  • Dùng với các chất ức chế MAO và ức chế tái hấp thu serotonin: Có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ, gồm chứng co giật và hội chứng serotonin.
  • Dùng với carbamazepin: Làm tăng đáng kể sự chuyển hóa tramadol, làm giảm tác dụng giảm đau của tramadol.
  • Dùng với quinidin: Tramadol được chuyển hóa thành M1 (chất chuyển hóa có tác dụng) bằng CYP2D6. Uống quinidin cùng với tramadol sẽ làm tăng hàm lượng của tramadol. Kết quả lâm sàng của tương tác này không rõ.
  • Dùng với các chất thuộc nhóm warfarin: Phải định kỳ đánh giá thời gian đông máu ngoại lai do ghi nhận INR (international normalized ratio - chỉ số bình thường quốc tế) tăng ở một số bệnh nhân.
  • Dùng với các chất ức chế CYP2D6: Uống Bostacet cùng với các chất ức chế CYP2D6 như fluoxetin, paroxetin và amitriptylin có thể sẽ làm hạn chế chuyển hóa tramadol.

Quên liều thuốc Bostacet và cách xử trí

  • Nếu bạn một lần quên thuốc, dùng lại ngay sau thời điểm quên 1-2 giờ, nếu thời điểm đó gần ngay với thời điểm dùng liều kế tiếp thì bỏ qua liều đó và dùng liều kế tiếp bình thường.
  • Không được dùng gấp đôi liều.

Quá liều thuốc Bostacet và cách xử trí

  • Quá liều:
    • Tramadol: những hậu quả nghiêm trọng khi quá liều tramadol có thể là suy hô hấp, hôn mê, co giật, ngừng tim và tử vong.
    • Paracetamol: dùng liều rất cao paracetamol có thể gây độc trên gan trên một số bệnh nhân. Các triệu chứng sớm có thể xảy ra khi gan bị tổn thương do quá liều paracetamol gồm: kích thích đường tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, nôn, khó chịu, nhợt nhạt, toát mồ hôi.
    • Các triệu chứng nhiễm độc gan có thể xuất hiện sau 48 đến 72 giờ sau khi uống thuốc.
  • Xử trí:
    • Bostacet có thể gây chết người do quá liều nhiều thuốc. Trong khi naloxone giải quyết được một số (không phải tất cả) các triệu chứng do dùng quá liều tramadol, nguy cơ co giật cũng tăng lên khi dùng cùng với naloxone.
    • Có thể gây nôn bằng cơ học hay dùng siro ipeca nếu bệnh nhân ở tình trạng nguy kịch (tùy vào phản xạ của hầu và họng), uống than hoạt (1g/kg) sau khi đã làm sạch dạ dày. Liều đầu tiên nên uống thêm cùng 1 liều thuốc tẩy nhẹ thích hợp. Nếu dùng liều nhắc lại, nên dùng xen kẽ với thuốc tẩy nhẹ. Hạ huyết áp thường do nguyên nhân là giảm thể tích máu và nên bổ sung đầy đủ. Xử lý các yếu tố gây co mạch và các biện pháp hỗ trợ khác cũng cần phải thực hiện. Nên đặt ống thông nội khí quản trước khi thực hiện liệu pháp rửa dạ dày với bệnh nhân bất tỉnh, và khi cần thiết, phải trợ hô hấp.
    • Nên uống N-acetylcystein và tiếp tục các biện pháp xử lý khác.

Quy cách đóng gói thuốc Bostacet

  • Hộp 2-3-5-10 vỉ x 10 viên.

Bảo quản thuốc Bostacet

  • Nơi khô, dưới 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp.

Nhà sản xuất thuốc Bostacet

  • Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam.

Sản phẩm tương tự thuốc Bostacet


Câu hỏi thường gặp

Bostacet - Thuốc giảm đau hiệu quả hiện đang được bán sỉ lẻ tại Trường Anh. Các bạn vui lòng liên hệ hotline công ty Call: 0971.899.466; Zalo: 090.179.6388 để được giải đáp thắc mắc về giá.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho bạn thông tin hiện tại và phù hợp nhất. Tuy nhiên, vì thuốc tương tác khác nhau ở mỗi người, chúng tôi không thể đảm bảo rằng thông tin này bao gồm tất cả các tương tác có thể. Thông tin này không thay thế cho lời khuyên y tế. Luôn luôn nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về các tương tác có thể xảy ra với tất cả các loại thuốc theo toa, vitamin, thảo dược và chất bổ sung, và các loại thuốc không kê đơn mà bạn đang dùng.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ