Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có ăn nhãn được hay không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có ăn nhãn được hay không?

Nhãn là loại trái cây rất quen thuộc với người dân Việt Nam, không chỉ dễ ăn mà còn có thể nấu chè. Trong trái nhãn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: protein, canxi, vitamin C, chất xơ, chất béo, kali,…. Nhãn có khá nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nhưng nhãn lại thuộc trái cây nóng vì vậy người có cơ địa dễ nổi mụn, bị táo bón… thường hạn chế ăn loại quả này. Vậy liệu phụ nữ mang thai có nên ăn nhãn hay không? Hãy cùng quaythuoc.org tìm lời giải đáp cho thắc mắc "bà bầu có nên ăn nhãn không?" qua nội dung bài viết dưới đây. Thành phần dinh dưỡng của quả nhãn Theo các nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng có bên trong một trái nhãn là rất nhiều. Các thành phần dinh dưỡng có bên trong nhãn là: Nước (Water ) Protein Lipid Năng lượng Celluloza (Fiber) Glucid (Carbohydrate) Calci (Calcium) Magiê (Magnesium) Sắt (Iron) Mangan (Manganese) Natri (Sodium) Phospho (Phosphorous) Kẽm (Zinc) Vitamin C (Ascorbic acid) Đồng (Copper) Vitamin B1 (Thiamine) Vitamin PP (Niacin) Vitamin B2 (Riboflavin) Ăn nhãn tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng phụ nữ mang thai phải hết sức thận trọng khi ăn nhãn. Mẹ bầu chỉ nên ăn 200 – 300g một ngày, không nên ăn liên tục trong nhiều ngày. Nhất là mẹ bầu bị cao huyết áp, hay nóng trong người cũng nên hạn chế ăn nhãn. Còn mẹ bầu có thể ăn nhãn một cách trực tiếp hay tách hạt ra và nấu chè với hạt sen rồi ăn cũng rất bổ dưỡng. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, mẹ bầu ăn nhãn chẳng những không tốt cho sức khỏe mà ngược lại còn làm tăng khí nóng trong người, gây tình trạng ra máu âm đạo, động thai, đau bụng dưới… Nghiêm trọng hơn, nếu mẹ bầu ăn nhãn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ rất dễ dẫn tới nguy cơ sảy thai, sinh non. Bà bầu có nên ăn nhãn không? Với thắc mắc bà bầu có được ăn nhãn không? Thì câu trả lời là có. Nhưng các bà mẹ cần thận trọng vì thai phụ có triệu chứng dễ bị táo bón và nóng. Vì vậy, việc ăn quá nhiều nhãn khiến cho cơ thể mẹ bầu nóng hơn và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, dẫn đến chảy máu, đau bụng và thậm chí là gây sẩy thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn nhãn với liều lượng vừa đủ khoảng 200 – 300g một ngày, thì bạn sẽ nhận được một số lợi ích rất tốt từ thức quả này. Lợi ích của nhãn với thai kỳ là: 1. Tăng cường thể lực cho bà bầu Trong quả nhãn có chứa rất nhiều loại đường khác nhau như: sucrose, glucose có tác dụng rất tốt trong phục hồi năng lượng. Trong khi phụ nữ mang thai lại thường cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Do đó, việc ăn nhãn có thể cải thiện được vấn đề này giúp bà bầu. 2. Cải thiện các bệnh đường tiêu hóa Chắc hẳn có nhiều mẹ bầu chưa biết rằng nhãn có thể giúp mẹ bầu cải thiện được một số tình trạng bệnh về đường tiêu hóa thường gặp. Nhất là với những mẹ bầu ở trong thời kỳ thai nghén, đầy hơi, hay buồn nôn… thì có thể ăn nhãn vì trong trái nhãn có chứa chất béo, protein thực vật – rất có tốt trong việc kích thích trao đổi chất. 3. Cung cấp vitamin cho bà bầu Trong trái nhãn có chứa các vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và cả bé, trong đó có vitamin C. Vì vậy, ăn nhãn có thể cung cấp được vitamin một cách tự nhiên cho bà bầu.
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn măng được không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn măng được không?

Măng là món ăn thường xuyên xuất hiện trong các bữa cơm của gia đình Việt. Được biết đến là loại rau củ cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều ý rằng bà bầu không được ăn măng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy liệu măng thật sự có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé hay không? Hãy cùng quaythuoc.org tìm lời giải đáp cho thắc mắc "bà bầu ăn được măng được không? qua nội dung bài viết dưới đây. Giá trị dinh dưỡng của măng Tuy có thể gây ngộ độc cao nhưng không thể phủ nhận được những dưỡng chất mà thực phẩm này có thể mang lại. Theo các chuyên gia, măng có các dưỡng chất sau: 1. Chất xơ Chất xơ có trong măng cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác. Theo nghiên cứu, hàm lượng chất xơ cao hơn nhiều lần so với rau mầm, dưa leo, bắp cải. Ăn măng có thể giúp giảm các tình trạng như thiếu chất xơ, táo bón khi đang mang thai. Hơn thế nữa trong măng có lượng chất xơ dồi dào giúp giảm nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư hệ tiêu hóa. 2. Chất chống oxy hóa Trong măng có phytosterol, nó hoạt động như là một chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm, sưng và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể. 3. Ít chất béo và đường Măng được biết tới là loại thực phẩm có hàm lượng chất béo và đường rất thấp. Vì vậy mà, các mẹ bầu không cần suy nghĩ về vấn đề tăng cân hoặc tiểu đường khi ăn măng, tuy nhiên nên ăn một lượng ít và không nên ăn quá nhiều. 4. Các loại chất dinh dưỡng khác Măng không chỉ có hàm lượng chất xơ cao mà nó còn cung cấp vitamin và một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như, canxi, sắt, kali và photpho. Đặc biệt hơn là hàm lượng kali có trong măng rất cao. Theo nghiên cứu, cứ 100g măng sẽ có chứa khoảng 533 mg kali, với một hàm lượng kali cao như vậy có thể giúp giảm các nguy cơ đột quỵ. Bà bầu ăn măng được không? Hàm lượng chất xơ có trong măng rất dồi dào, nếu các mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ đến các tình trạng như đầy hơi, trướng bụng, no lâu nên đây là loại thực phẩm không nên sử dụng trong 3 tháng đầu khi mang thai. Thay vì ăn măng, các mẹ nên sử dụng nhiều loại thực phẩm khác để đảm bảo cơ thể có thể hấp thu đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé trong khoảng thời gian này. Tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng trong măng còn có một chất độc được gọi là cyanide. Chất này dưới tác dụng của các enzyme sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng gặp phải khi bị ngộ độc măng như đau đầu, buồn nôn, khó thở, và tụt huyết áp. Vì vậy mà, nếu các mẹ còn thắc mắc bà bầu có nên ăn măng thì câu trả lời đó là nên hạn chế ăn măng khi đang mang mai để đảm bảo thai phụ có một sức khỏe an toàn nhé. Những lưu ý cho bà bầu khi ăn măng Trong măng tươi có hàm lượng chất cyanide khá cao. Do vậy, khi ăn măng, các mẹ bầu nên chế biến măng sao cho giảm bớt lượng chất độc nguy hiểm nầy bằng cách ngâm hoặc luộc kỹ trước khi chế biến. Trong quá trình luộc, nên mở nắp thường xuyên để độc tố bay đi. Đặt biệt là, không sử dụng lại nước luộc măng, vì độc tố vẫn còn đọng lại trong nước Mỗi lần ăn chỉ nên sử dụng 200-300g măng, không nên ăn quá nhiều và cũng không nên ăn thường xuyên. Không nên ăn măng ngâm vì loại măng này thường dùng chất bảo quản. Thực tế thì, chưa có nghiên cứu nào kết luận rằng việc bà bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi bị nhiễm độc. Tuy nhiên, trong măng có chất gây hại cho máu, màu lại là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé. Vì vậy khuyên các mẹ bầu không nên sử dụng nó trong thai kỳ nhé. Một số loại thuốc bổ tốt cho bà bầu: Chế độ ăn uống hàng ngày khó có thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, giai đoạn đầu khi mang thai, phụ nữ thường ốm nghén và ăn uống khó khăn hơn. Vì vậy mà, nên bổ sung vitamin qua Thực phẩm chức năng để đảm bảo thai kỳ có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Bạn hãy tham khảo một số loại Thực phẩm chức năng chứa các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu dưới đây: Womina Vitamin B6 Kabi 100mg/1ml Vitamin C DNA Magnesi B6 Đại Uy Vitamin C 500mg Vidipha        
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?

Chôm Chôm là một trong những loại trái cây đặc sản của Việt Nam, nó được biết tới với hương vị thơm ngon và đem lại giá trị dinh dưỡng cao cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lại thắc mắc rằng "bà bầu có nên ăn chôm chôm?" Để biết được liệu bà bầu có thể ăn chôm chôm không thì mời các bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé! Thành phần dinh dưỡng của chôm chôm Chôm Chôm được biết tới là loại trái cây nhiệt đới rất quen thuộc với con người Việt Nam, có vị chua ngọt và thơm ngon không những thế trong chôm chôm còn chứa hàm lượng chất xơ dồi dào và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể. Ngoài ra, phần thịt chôm chôm cung cấp một hàm lượng chất xơ có thể tương đương với hàm lượng của của 1 quả lê hay táo. Theo nghiên cứu, chôm chôm có thành phần dinh dưỡng rất cao. Nhưng nổi bật nhất là hàm lượng chất xơ và vitamin C có trong chôm chôm: Năng lượng: 82 calo; Nước: 78.04g; Chất đạm: 20.87g; Chất béo: 0.21g; Carbohydrate: 20.87g; Chất xơ: 0.9g; Vitamin C: 4.9mg. Cùng với hàm lượng vitamin B như: vitamin B1 là 0.013 mg, vitamin B2 là 0.022mg và vitamin B3 là 1.352mg. Với những khoáng chất như: canxi 22 mg, photpho 9 mg, sắt là 0.35mg, kali chứa 42 mg và đồng là 0.066mg. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn chôm chôm sẽ mang lại một nguồn dưỡng chất dồi dào cho mẹ và bé. Giúp thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh. Vì vậy trả lời cho câu hỏi "Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?" thì chính là "có" nhé! Tuy nhiên, cũng đừng vì vậy mà lạm dụng nó quá nhiều , chỉ nên sử dụng một lượng phù hợp với cơ thể thì mới có tác dụng tốt. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thì bà bầu nên sử dụng khoảng 5-6 quả/ngày. Cùng tìm hiểu những lợi ích của chôm chôm mang lại khi bà bầu sử dụng qua nội dung dưới đây. 6 công dụng khi bà bầu ăn chôm chôm   1.Tốt cho hệ tiêu hóa Việc bổ sung một lượng chôm chôm vừa đủ vào chế độ ăn uống mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho các mẹ. Từ đó, có thể giúp các mẹ giảm các tình trạng táo bón hay tiêu chảy. Ngoài ra, trong chôm chôm còn có chất photpho giúp sửa chữa các tế bào và các mô bị tổn thương một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, chôm chôm còn có thể tiêu diệt các ký sinh trùng trong đường ruột và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư ruột kết.  2.Cung cấp chất sắt Hàm lượng sắt có trong chôm chôm rất lớn có thể phòng ngừa nguy cơ thiếu máu trong thời gian mang thai nhờ vào lượng vitamin C dồi dào, cải thiện quá trình sản xuất tế bào máu và giúp kiểm soát được nồng độ hemoglobin trong cơ thể. 3.Kiểm soát huyết áp và cholesterol Nhờ vào các dưỡng chất có trong chôm chôm có thể giúp kiểm soát được huyết áp ổn định khi đang trong thai kỳ.  Ngoài ra,  nó còn có thể tăng cường khả năng lưu thông máu trong cơ thể và giảm bớt lượng cholesterol có hại. Đặc biệt, nó có thể giảm thiểu tình trạng sưng tay chân mà các mẹ gặp phải trong thời gian thai kỳ. 4.Ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn Theo nghiên cứu, trong chôm chôm tìm thấy một chất có tên là axit gallic, nó có tác dụng tốt trong việc loại bỏ các gốc tự do và giúp cơ thể bạn có thể tránh khỏi các vi khuẩn có hại và cá nhiễm trùng khác. Ngoài ra, khi các mẹ ăn chôm chôm một cách hợp lý thì nó thể ngăn ngừa và điều trị một số các bệnh thông thường khi phụ nữ đang mang thai như sốt, ho, đau đầu. 5.Thúc đẩy sức khỏe của hệ xương Ngoài hàm lượng vitamin C có trong chôm chôm thì chôm chôm cũng giàu các khoáng chất như canxi, magie, photpho, kẽm có thể củng cố và tăng cường sức khỏe hệ xương. Nhờ giàu các khoáng chất nên có thể giúp thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh. 6.Bổ sung vitamin e  Vitamin E và lượng nước dồi dào trong chôm chôm là những yếu tố quan trọng giúp các bà bầu có thể giải quyết được hầu hết các vấn đề gặp phải về da. Hơn thế nữa, nó còn thể giảm đi các tình trạng như rạn nứt da sau sinh, ngăn ngừa mụn trứng cá và tình trạng lão hóa da. Một số loại thuốc bổ tốt cho bà bầu  Chế độ ăn uống hàng ngày khó có thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, giai đoạn đầu khi mang thai, phụ nữ thường ốm nghén và ăn uống khó khăn hơn. Vì vậy mà, nên bổ sung vitamin qua Thực phẩm chức năng để đảm bảo thai kỳ có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Bạn hãy tham khảo một số loại Thực phẩm chức năng chứa các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu dưới đây: Fostervita Anbaluti (viên) Vitamin 3B TV.Pharm Vitamin A & D TV.Pharm  Sắt sulfat - Acid folic TV.Pharm Ironic 162mg Mebiphar Vitamin B1 + B6 + B12 TV.Pharm        
Các phương pháp điều trị ung thư phổi mới nhất hiện nay?

Các phương pháp điều trị ung thư phổi mới nhất hiện nay?

“Điều trị ung thư phổi bằng cách nào?” là câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc. Thậm chí có nhiều người đã biết tới tên phương pháp điều trị nhưng lại chưa hiểu rõ cụ thể phương pháp điều trị đó ra sao. Vậy nên, bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu và hiểu rõ hơn về các phương pháp chữa ung thư phổi hiện nay. Như chúng ta đã biết, Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm, nó đứng ở trong hàng thứ nhất, thứ nhì ở cả 2 giới về tỉ lệ mới mắc cũng như tỉ lệ tử vong ở việt nam chỉ sau ung thư gan nguyên phát.  Đáng lo ngại là tỉ lệ mắc căn bệnh này càng ngày càng gia tăng và không có dấu hiệu suy giảm. Theo một số nghiên cứu và dự đoán, thì trong vòng 5 - 15 năm nữa ung thư phổi có thể soán ngôi ung thư gan và trở thành bệnh ung thư hàng đầu ở việt nam về tỉ lệ mắc phải. Ung thư phổi nguy hiểm đến vậy nhưng đại đa số các bệnh nhân ung thư phổi đến viện ở giai đoạn tiến triển hay giai đoạn muộn nên tiên lượng bệnh khá xấu. Tuy nhiên, việc điều trị ung thư phổi đúng cách, và phát hiện bệnh sớm thì việc chữa khỏi ung thư phổi là hoàn toàn có thể. Vậy có những cách điều trị ung thư phổi nào? Cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi qua bài viết dưới đây nhé! Các phương pháp điều trị ung thư phổi mới nhất hiện nay Rất nhiều người đặt ra câu hỏi ung thư phổi có chữa được không? Hiện nay, có nhiều các biện pháp được dùng để điều trị ung thư phổi, và nhắc tới điều trị ung thư khổi thì không thể thiếu phẫu thuật, hóa trị, xạ trị ung thư phổi và gần đây thì còn có phương pháp điều trị mới như là điều trị nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch trong ung thư và mở ra một cánh cửa mới, mang lại nhiều hy vọng cho bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng. 1. Phẫu thuật Phẫu thuật gần như là phương pháp được nhắc đến đầu tiên với mọi loại ung thư, và trong đó có cả ung thư phổi. Phẫu thuật thường được dùng cho bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn sớm, khi đó các khối u vẫn nhỏ, chưa di căn lan ra ngoài phổi, và sức khỏe bệnh nhân còn có thể đáp ứng được cho việc điều trị. Phương pháp phẫu thuật ung thư phổi thường được sử dụng như là: Cắt bỏ một phân đoạn. Cắt thùy phổi chứa khối u. Cắt bỏ toàn bộ 1 phổi hay còn gọi là nạo vét hạch. Tùy theo thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật được coi là phù hợp nhất. Ngoài ra, có thể dựa trên những chuẩn đoán bệnh mà bác sĩ sự lựa chọn kỹ thuật phẫu thuật để sử dụng trong điều trị ung thư phổi. 2. Xạ trị ung thư phổi Xạ trị là một phương pháp được sử dụng khá là phổ biến. đó là biện pháp sử dụng các tia bức xạ, các tia năng lượng cao nhằm mục đích tiêu diện các tế bào ung thư đã hình thành những khối u còn khá nhỏ, và chưa lây lan ra các bộ phận khác.  Biện pháp này có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật. Việc sử dụng phương pháp xạ trị sẽ làm triệt tiêu tế bào ung thư, phá hủy đi khối u và làm chúng phát triển chậm lại, là giảm kích thước các khối u, từ đó việc phẫu thuật sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, xạ trị cũng có thể được dùng sau phẫu thuật nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào còn sót lại. 3. Hóa trị ung thư phổi Hóa trị ung thư phổi thực chất là việc sử dụng các loại thuốc trị ung thư phổi, gây độc tế bào để triệt tiêu các tế bào ung thư hoặc là ngăn các tế bào này phân chia. Các thuốc này có thể được đưa vào cơ thể qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống. Việc sử dụng phương pháp hóa trị chủ yếu là giành cho những bệnh nhân đã ở giai đoạn muộn, các tế bào ung thư lúc này đã lây lan rộng. Ngoài ra, hóa trị còn có thể sử dụng kết hợp với xạ trị, phẫu thuật hoặc một vài liệu pháp khác để điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối giúp làm giảm kích thước khối u, triệt tiêu tế bào ung thư còn sót lại trên cơ thể. Cũng giống như xạ trị, hóa trị ung thư phổi cũng có thể dùng trước hoặc sau quá trình phẫu thuật để có thể giúp tăng hiệu quả của việc điều trị. 4. Điều trị ung thư phổi bằng thuốc đích Như đã biết thì đặc điểm được coi là cơ bản nhất ở các tế bào ung thư trong cơ thể liên quan mật thiết tới các đột biến gen, nó là sự xuất hiện và phát triển đột biến của các gen tăng sinh tế bào. Phương pháp điều trị ung thư phổi bằng thuốc đích là liệu pháp nhắm trực tiếp vào các tế bào ung thư để tiêu diệt chúng, nhưng không gây ảnh hưởng nhiều đến các tế bào lành tính, đặc biệt ít gây tác dụng phụ. Một số thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư phổi như: Alecensa, Pemehope, Taxoter, Erlotero, Anzatax, Allipem, Adrim, Giotrif, Alimta, Pemetero,... 5. Điều trị ung thư phổi bằng phương pháp miễn dịch Liệu pháp miễn dịch thực chất chính là việc sử dụng các tế bào được sản sinh ra từ những sinh vật sống nhằm mục đích cải thiện hoặc khôi phục các chức năng của hệ thống miễn dịch, từ đó giúp cơ thể sinh ra miễn dịch tự động, có khả năng chống lại các tế bào ung thư và tự tiêu diệt các tế bào đó. 6. Cách điều trị bệnh ung thư phổi tại nhà kết hợp phác đồ điều trị ung thư phổi Khi ở trong quá trình điều trị ung thư phổi, bệnh nhân thường dễ gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải thực hiện thêm một số biện pháp khác giúp hoàn thành phác đồ điều trị ung thư phổi: Sử dụng châm cứu: việc sử dụng các mũi kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể nhằm mục đích kích thích khí huyết lưu thông, giúp giảm các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau đớn, căng thẳng,... Thiền, Yoga, Massage: việc này giúp bệnh nhân ung thư phổi được thư giãn hơn, cơ thể thoải mái, giảm lo âu, căng thẳng,.. từ đó hiệu quả trị liệu được cải thiện rõ rệt Dùng các loại thảo dược: để các phương pháp điều trị ung thư phổi hiệu quả hơn thì có thể xem xét sử dụng các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Dùng các mùi tinh dầu: việc dùng tinh dầu thơm sẽ mang lại cảm xúc tích cực hơn cho bệnh nhân, và từ đó cũng giúp làm giảm một vài triệu chứng như đau đầu, muộn phiền,... Một số tinh dầu phổ biến mà bệnh nhân đang điều trị ung thư phổi có thể dùng như là tinh dầu hương thảo, tinh dầu hoa nhài, bạc hà,... Như vậy, nội dung trên đây của Ung Thư TAP đã giúp bạn biết tới những phương pháp điều trị ung thư nói chung và hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị ung thư phổi mới nhất đang được sử dụng hiện nay. Mong rằng, những nội dung này sẽ giúp ích được cho bạn và người thân của mình!
Giải đáp vấn đề: Bà bầu có nên ăn vải hay không?

Giải đáp vấn đề: Bà bầu có nên ăn vải hay không?

Tiết trời ở Việt Nam vào mùa hè thường rất oi bức và nóng nực nhưng bù lại thì đây cũng là mùa của một số loại hoa quả được nhiều người ưa chuộng như vải, nhãn, dưa hấu. Vải được biết tới là  một loại quả có rất nhiều khoáng chất và các vitamin khác nhau. Tuy nhiên, theo quan niệm của dân gian mà các mẹ truyền tai nhau thì bà bầu không nên ăn vải sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy liệu thực sự vải có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé không? Hãy cùng quaythuoc.org đi tìm lời giải cho vấn đề "Bà bầu có nên ăn vải không?" qua nội dung bài viết dưới đây nhé! Thành phần dinh dưỡng của quả vải Theo nghiên cứu, trong quả vải có rất nhiều chất dinh dưỡng khác. Nhưng nổi bật hơn hết là hàm lượng kali và vitamin C có trong vải: Calo: 66kcal Lipid: 0,4g Natri: 1mg Kali: 171mg Carbohydrate: 17g Chất xơ: 1,3g Đường: 15g Protein: 0,8g Vitamin C: 71,5mg Canxi: 5mg Sắt: 0,3mg Vitamin B6: 0,1mg Magie: 10mg Theo nghiên cứu  của các chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ ăn vải sẽ mang lại một nguồn dinh dưỡng dồi dào cho mẹ và thai nhi. Giúp bé có thể phát triển một cách khỏe mạnh.  Vì vậy trả lời cho câu hỏi "Bà bầu có nên ăn vải không?" chính là có nhé!  Tuy vậy, cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều vải nhé, chỉ cần ăn vừa đủ thì mới có lợi ích lớn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì mỗi sử dụng 7-10 quả/ngày. Đối với những bà bầu bị tiểu đường hoặc đang tăng cân quá nhanh thì nên hạn chế sử dụng nó. Những lợi ích khi bà bầu ăn vải 1.Giúp tăng cường hệ miễn dịch Trong quả vải có hàm lượng vitamin C tưởng đối cao. Đây là chất có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, giúp đẩy lùi các virus có hại cho cơ thể. Nhờ đó giúp các mẹ nâng cao sức đề kháng và phòng tránh được các bệnh cảm cúm. 2.Hỗ trợ tiêu hóa cho bà bầu Vải là loại trái cây giàu chất xơ, chất xơ nó có thể giúp cho các mẹ một hệ tiêu hóa tốt. Đồng thời, khi các mẹ sử dụng vải còn làm giảm thiểu các nguy cơ mắc ung thư và hạn chế tình trạng táo bón. 3.Ổn định huyết áp, giảm tiểu đường Trong vải có chứa một hàm lượng đường cực cao, tuy nhiên nếu sử dụng một lượng vừa đủ thì nó còn làm giảm chứng bệnh tiểu đường. Hàm lượng kali có trong vải giúp các mẹ bầu duy trì được lượng natri trong cơ thể và ổn định đường huyết. Hơn thế nữa, khi sử dụng vừa phải còn làm giảm nguy cơ bị đột quỵ. Hàm lượng vitamin C có trong vải khá cao giúp tăng khả năng hấp thu sắt và canxi. Ngoài ra, hàm lượng magie và vitamin B9 có trong quả vải sẽ hỗ trợ quá trình tạo máu cho cơ thể và làm tăng lượng máu. Khi mẹ bầu ăn vải một cách hợp lý thì có thể hạn chế các bệnh do thiếu máu gây ra.  4.Giúp làm đẹp da mẹ bầu Khi phụ nữ mang thai da của họ bị xuống sắc và bị bong tróc khá nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể thiếu hụt một lượng lớn vitamin C. Sử dụng vải một cách hợp lý sẽ có tác dụng chống oxy hóa và giúp làn da của bà bầu được tươi trẻ, mịn màng. Một số loại thuốc bổ tốt cho bà bầu Chế độ ăn uống hàng ngày khó có thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, giai đoạn đầu khi mang thai, phụ nữ thường ốm nghén và ăn uống khó khăn hơn. Vì vậy mà, nên bổ sung vitamin qua Thực phẩm chức năng để đảm bảo thai kỳ có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Bạn hãy tham khảo một số loại Thực phẩm chức năng chứa các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu dưới đây: Relahema Hadiphar  Greentamin Hadiphar  Vitamin B6 250mg Domesco Enpovid A,D SPM  Enpovid Fe-Folic Magnesi B6 S.Pharm    
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn đào hay không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn đào hay không?

Đào là một loại quả rất tốt cho sức khỏe của mọi người, giúp mẹ bổ sung các vitamin và chất xơ , làm đẹp và đặc biệt hơn là nó còn giúp ngăn ngừa chứng chuột rút khi mang thai.Trong đào có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, tuy nhiên nhiều mẹ lại thắc mắc rằng "bà bầu có nên ăn đào không?" và để giải đáp thắc mắc đó thì mời bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé! Trước khi tìm hiểu bà bầu nên ăn đào? Thì hãy cùng quaythuoc.org khám phá qua thành phần dinh dưỡng có trong quả đào nhé! Khám phá thành phần dinh dưỡng của quả đào Thực tế thì, trong quả đào có rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. 1. Giàu vitamin C Vitamin C có một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ sắt, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.Ngoài ra, nó còn làm tăng sức đề cao cho các mẹ, giúp cơ, xương, răng, da  và các  mạch máu của bé có thể phát triển một cách tốt nhất. 2. Dồi dào folate Trong đào có chứa một lượng folate dồi dào có thể giúp ngăn chặn một số dị tật về ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Folate là một chất rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong ba tháng đầu tiên. 3. Nhiều kali Hàm lượng kali trong đào rất cao giúp các mẹ giảm các tình trạng co thắt cơ và hỗ trợ các mẹ chống lại các về đề thường gặp khi mang như mệt mỏi, chuột rút và phù. 4. Chất xơ Trong đào có hàm lượng chất xơ cao sẽ hỗ trợ các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa và có thể phòng viêm hay loét dạ dày hiệu quả. Bà bầu có nên ăn đào không? Với những thông tin có bên trên, bạn có thể khẳng định rằng bà bầu có nên ăn đào hay không. Rõ ràng có thể nói ăn quả đào không dễ gây sảy thai theo như quan niệm dân gian. Bởi vậy không thể bỏ qua một loạt trái cây tuyệt vời này khi bạn đang mang thai được.   Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn còn thắc mắc rằng bà bầu ăn đào có béo không? Việc mẹ bầu tăng cân quá nhiều, không kiểm soát được sẽ  dẫn đến các biến chứng của thai kỳ. May mắn thay, trong đào có chứa rất ít calo nên nó thích hợp với các mẹ dùng mà không sợ lên cân. Lưu ý khi ăn đào sao cho không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ: Đối với câu hỏi bà bầu có nên ăn đào không, thì câu trả lời là nên ăn nhưng chỉ ăn 2-3 quả trên 1 tuần nếu ăn nhiều quá sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Ăn đào như thế nào rất quan trọng nhưng làm thế nào để chọn được một quả đào ngon cũng không kém phần quan trọng. Các mẹ nên chọn những quả có màu đỏ hồng, vừa chín tới, sau đó mang đi rửa sạch và nên lau sạch những sợi lông  đào rồi hãy thưởng thức. Những sợi lông trên vỏ quả đào gây kích ứng khó chịu với người dùng, và có thể gây rát ngứa cổ họng. Cho nên các mẹ hãy cẩn thận nhé! Qua nội dung của bài viết trên thì các bạn đã có thể biết bà bầu có nên ăn đào hay không rồi nhỉ? Hy vọng các mẹ hãy sử dụng nó một cách hợp không nên lạm dụng quá để không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Một số loại thuốc bổ tốt cho bà bầu  Chế độ ăn uống hàng ngày khó có thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, giai đoạn đầu khi mang thai, phụ nữ thường ốm nghén và ăn uống khó khăn hơn. Vì vậy mà, nên bổ sung vitamin qua Thực phẩm chức năng để đảm bảo thai kỳ có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Tham khảo một số loại Thực phẩm chức năng chứa các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu dưới đây: Allvitamine Nic Pharma Fe-folic Extra Nic Pharma Calci-D Usa-Nic Pharma Kinax Slimma care Powvita     
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn dứa hay không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn dứa hay không?

  Trong thời kỳ mang thai bà bầu thường gặp phải vấn đề về thực phẩm nên ăn và không nên ăn gì để đảm bảo một sức khỏe an toàn cho mẹ và bé. Dứa được biết tới là loại quả cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, theo như quan niệm dân gian mà các mẹ truyền tai nhau thì bà bầu không nên ăn dứa sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Vậy liệu dứa có thật sự ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi hay không? Hãy cùng quaythuoc.org tìm lời giải đáp cho thắc mắc "bà bầu có nên ăn dứa hay không?" qua bài viết dưới đây. Trước khi tìm hiểu bà bầu có nên ăn dứa hay không?  ta hãy tìm hiểu về những lời đồn bà bầu không nên ăn dứa: :   Lời đồn "bà bầu không nên ăn dứa" đến từ đâu? Theo nghiên cứu trong dứa có enzyme bromelain, enzyme này có thể phá vỡ các protein trong cơ thể. Vì vậy, nên ăn dứa một cách phù hợp không nên ăn quá nhiều, nếu ăn nhiều quá sẽ gây ra đau rát miệng. Vậy thì nó có liên quan gì đến câu hỏi bà bầu có nên ăn dứa? Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra bromelain gây co thắt tử cung ở động vật khi bôi trực tiếp vào tử cung. Ngay cả trong các nghiên cứu trên động vật, bromelain chỉ gây các cơn co thắt, nhưng không gây chuyển dạ. Sử dụng bromelain không cho thấy dấu hiệu nào đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Bromelain thường được tìm nhiều ở trong phần lõi và ít có trong phần thịt của dứa. Và trên thực tế, chưa thấy trường hợp nào cho thấy ăn dứa mà bị chuyển dạ sớm hoặc sảy thai.  Vậy đến đây, bạn đã có giải đáp ban đầu cho câu hỏi bà bầu có nên ăn dứa !. Bà bầu có nên ăn dứa? Trong dứa có chứa bromelain và không gây hại cho các mẹ bầu , nếu ăn dứa phù hợp thậm chí còn giúp sức khỏe của các mẹ tốt lên. Trong dứa có rất nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại sự suy giảm của cơ thể, và đặc biệt là có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé. Theo nghiên cứu, trong dứa có rất nhiều bromelain giúp hệ đường ruột có thể chống lại các vi khuẩn. Ngoài ra dứa là loại quả chứa nhiều vitamin và các khoáng chất khác. Tất cả đều có lợi cho phụ nữ mang thai. Chẳng hạn như: Vitamin B1 và ​​B6: Vitamin B1 và Vitamin B6 có tác dụng xây dựng hệ thần kinh và duy trì lưu lượng máu trong cơ thể, giúp cơ thể có một trái tim khỏe mạnh và bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Nhiều vitamin C: Vitamin C trong dứa giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch cho mẹ bầu. Ngoài ra, vitamin C là chất chống oxy hóa cần thiết cho làn da khỏe mạnh và trong dứa còn có chất bromelain có tác dụng chống lại những triệu chứng thông thường của bệnh cảm cúm. Mangan: Dứa chứa nhiều mangan cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể phát triển xương và các mô liên kết. Sắt và axit folic: cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể để sản xuất hồng cầu và axit folic, và ngăn ngừa một số bệnh di tật bẩm sinh cho thai nhi. Acid folic: tham gia vào quá trình tạo máu và ống thần kinh của trẻ. Phụ nữ có thai nếu thiếu acid folic sẽ bị khuyết tật ống thần kinh, vì vậy hãy cung cấp đủ dứa. Đồng: Trong dứa có một lượng đồng và khoáng chất, giúp cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu. Magie: Trong dứa có chứa magie, đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể và não bộ. Vì vậy, thật đáng tiếc nếu các mẹ  bỏ qua loại quả “chất lượng” này trong thời kỳ mang thai. Nếu ăn một lượng vừa phải, dứa mang lại những lợi ích tuyệt vời cho mẹ và bé. Một số loại thuốc bổ tốt cho bà bầu  Chế độ ăn uống hàng ngày khó có thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, giai đoạn đầu khi mang thai, phụ nữ thường ốm nghén và ăn uống khó khăn hơn. Vì vậy mà, nên bổ sung vitamin qua Thực phẩm chức năng để đảm bảo thai kỳ có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Bạn hãy tham khảo một số loại Thực phẩm chức năng chứa các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu dưới đây: CalSource Tribcomplex Hadiphar Vitamin 3B (B1+B6+B12) Nic Pharma Calcitra TV.Pharm Calcium-NIC plus Calcium Geral (ống 10ml) Nic Pharma       
Chuyện về những cô bé, cậu bé ở trong khu điều trị cách ly COVID-19

Chuyện về những cô bé, cậu bé ở trong khu điều trị cách ly COVID-19

    Mắc COVID-19, những đứa trẻ lớp 4 phải vào khu điều trị cho bệnh nhân COVID-19, dù có hay không người thân đi cùng, đối với các em đây là những ngày không thể nào quên. Duy A., Song A. học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Lai Cách, Cẩm Giàng (Hải Dương) vào khu điều trị COVID-19, Bệnh viện dã chiến số 2 nhưng không có người thân đi cùng. Chính vì vậy, trong thời gian cách ly tại Bệnh viện dã chiến số 2, hai "chàng trai" đã phải rèn cho mình một cuộc sống tự lập từ việc giặt quần áo, ăn uống cho đến vệ sinh cá nhân… Mới đây, bố mẹ 2 em đã gửi điện thoại vào cho các con. Nhờ đó, 2 bé được bố mẹ thường xuyên gọi điện động viên, trò chuyện nên em cũng cảm thấy đỡ buồn hơn, cô bác của em cũng thường xuyên mang thức ăn, quần áo đến tiếp tế. Hơn nữa còn có Song A. bầu bạn, cuộc sống trong khu điều trị cũng bớt "đáng sợ" hơn. Cùng lớp Duy A., Song A. còn có Gia B. và Khả Đ., hiện cũng đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 2. Bé Gia B. may mắn hơn khi có mẹ đồng hành trong chuyến đi đặc biệt này. Mẹ Gia B. cho biết: Ngoài chăm sóc cho con trai thì cũng đảm nhận thêm vai trò "bảo mẫu" cho Khả Đ., do bố mẹ em hiện đang cách ly tại một khu khác. Khả Đ hào hứng kể lại: "Có bác ở Bộ Y tế vào thăm chúng con và tặng truyện Doremon nữa vui lắm ạ. Bác dặn: Không có gì phải sợ. Nghe lời các cô bác sĩ. Giữ gìn sức khỏe." Điều dưỡng Quyến làm việc tại khu điều trị chia sẻ thêm về những công dân đặc biệt này: "Đây là những trường hợp cần để tâm hơn vì các cháu đa phần còn nhỏ, lại không có bố mẹ bên cạnh. Nhân viên y tế luôn theo sát và sẵn sàng hỗ trợ bất cứ khi nào bệnh nhân cần, không để cho bệnh nhân thiếu thốn gì". Những bệnh nhân nhí trong khu điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Dã chiến số 2, mỗi người một hoàn cảnh, độ tuổi, không ai giống ai. Nhưng với sự quan tâm, chăm sóc của đội ngũ y bác sĩ, tất cả họ luôn ấp ủ một niềm tin sẽ sớm chiến thắng đại dịch và cả gia đình sớm đoàn tụ
WHO tiến hành điều tra nguồn gốc COVID-19 trong hang dơi tại Trung Quốc

WHO tiến hành điều tra nguồn gốc COVID-19 trong hang dơi tại Trung Quốc

    Nhóm công tác của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang tìm kiếm manh mối về nguồn gốc của COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc. Một thành viên của nhóm công tác cho biết, nhóm cần phải vào trong hang dơi để truy tìm các yếu tố gene di truyền của virus SARS-CoV-2. Cụ thể, ông Peter Daszak, một nhà động vật học và chuyên gia về bệnh động vật, cho biết, nhóm nghiên cứu ở Vũ Hán đã nhận được thông tin mới về cách loại virus này, được xác định xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm 2019, đã gây ra đại dịch COVID-19. Ông Peter Daszak không đưa ra thông tin chi tiết nhưng cho biết, chưa tìm thấy bằng chứng chắc chắn nào cho thấy, virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm. Nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 đã bị chính trị hóa cao độ sau những cáo buộc, đặc biệt là của Mỹ, rằng Trung Quốc đã không minh bạch trong việc xử lý sớm ổ dịch. Trong khi đó, Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc trên và cho rằng, virus có nguồn gốc khác. Ông Daszak đã tham gia vào nhóm nghiên cứu về nguồn gốc của Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng (SARS) vào năm 2002 - 2003 nhằm truy tìm nguồn gốc của hội chứng này từ những con dơi sống trong một hang động ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc. Theo ông Daszak: "Nghiên cứu tương tự cần được thực hiện nếu chúng ta muốn tìm ra nguồn gốc động vật hoang dã thực sự của COVID-19. Việc tìm ra nguồn lây tiềm tàng từ dơi là rất quan trọng vì nếu có thể tìm thấy nguồn gốc của những loại virus gây chết người này, chúng ta có thể hạn chế sự tiếp xúc với loài vật truyền bệnh đó". Hiện nhóm chuyên gia chưa cung cấp thông tin về số lượng hang dơi và địa điểm họ dự định sẽ tới điều tra, nhưng những loại virus tương tự như SARS-CoV-2 trước đây đã được tìm thấy ở tỉnh Vân Nam. Một kịch bản đang được nhóm nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng hơn là khả năng loại virus này có thể đã lưu hành từ lâu trước khi được xác định lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán. Ông Daszak nói: “Đó là điều mà nhóm nghiên cứu đang xem xét rất kỹ lưỡng để xác định, liệu việc lây truyền virus trong cộng đồng có thể xảy ra sớm hơn hay không". Ông Daszak cho biết, chính quyền Trung Quốc đã tạo điều kiện tối đa, đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào của nhóm nghiên cứu về việc thăm các địa điểm như bệnh viện, cơ sở nghiên cứu và chợ thủy sản, nơi ổ dịch đầu tiên được xác định, hoặc gặp gỡ những người có liên quan.
Chưa thấy dấu hiệu rủi ro trên 10.000 phụ nữ đang mang thai tiêm vaccine COVID-19

Chưa thấy dấu hiệu rủi ro trên 10.000 phụ nữ đang mang thai tiêm vaccine COVID-19

     Chưa thấy dấu hiệu rủi ro kể từ khi được cấp quyền sử dụng vaccine Moderna và Pfizer-BioNTech trên hơn 10.000 phụ nữ mang thai. Mặc dù Mỹ đã loại bỏ phụ nữ đang mang thai và trẻ em khỏi những buổi thử nghiệm lâm sàng ban đầu về các loại vaccine song điều này khiến mọi người không ngừng dấy lên những nghi ngờ về tính an toàn và hiệu quả của vaccine trên 2 nhóm người này. Tuy nhiên, ông Anthony Fauci - Cố vấn y tế hàng đầu Hoa Kỳ - cho biết, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chưa thấy lý do thoả đáng để đặt nghi vấn về những mũi tiêm này. Mới đây, tuyên bố của ông trở nên đáng tin cậy hơn khi Mỹ chính thức ghi nhận hơn 10.000 phụ nữ mang thai được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 đều ở trạng thái bình thường. Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí của Hiệp hội Hoa Kỳ, tiến sĩ Anthony Fauci cho biết, đối với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thông thường, sau khi được phê duyệt giấy phép sử dụng khẩn cấp, sự thận trọng là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vaccine trên các nhóm người được ưu tiên cho thấy tín hiệu lạc quan về tính khả dụng của nó ở mọi đối tượng. Những lo ngại khi sử dụng vaccine của những bà bầu Kể từ khi được cấp quyền sử dụng vaccine Moderna và Pfizer-BioNTech vào tháng 12, hơn 10.000 phụ nữ mang thai, đặc biệt là các nữ nhân viên y tế đang mang thai, đã được tiêm chủng. Có nhiều bằng chứng cho rằng, virus SARS-CoV-2 có thể gây ra nhiều hậu quả không đáng có, đặc biệt với những bà bầu. Đó là lý do nhiều nhân viên y tế đang mang thai quyết định tiêm vaccine phòng ngừa. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khuyến khích những phụ nữ đang mang thai thường xuyên kiểm tra và tư vấn sức khoẻ dù chưa tiêm ngừa vaccine phòng chống virus. Tuy vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo, những phụ nữ mang thai chỉ nên tiêm phòng virus khi có dấu hiệu bệnh nghiêm trọng. Các nghiên cứu mới với loại vaccine phù hợp cho trẻ em trong tương lai Bên cạnh đó, đối với nhóm người nhỏ tuổi tại Mỹ, FDA chỉ cấp phép tiêm phòng cho nhóm người trên 16 tuổi đối với vaccine Pfizer và 18 tuổi đối với vaccine Pfizer. Vaccine phòng ngừa COVID-19 với nhóm tuổi nhỏ hơn đang được nghiên cứu. Tính an toàn và hiệu quả được đặt lên làm ưu tiên hàng đầu, các kết quả nghiên cứu sẽ được công bố trong vài tháng tới.
Tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc COVID-19 tại Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Điện Biên

Tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc COVID-19 tại Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Điện Biên

Với việc phát hiện ca dương tính với SARS-CoV-2 mới, Điện Biên là địa phương thứ 11 của nước ta có ca mắc COVID-19. Sáng 5/2, Bộ Y tế tổ chức cuộc họp trực tuyến với các địa phương có dịch COVID-19. Thông tin tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Điện Biên là địa phương thứ 11 của cả nước ghi nhận ca mắc COVID-19 trong vòng 9 ngày qua.  Liên quan các ca mắc COVID-19 mới, đại diện tỉnh Điện Biên cho biết: Tối 4/2 tỉnh này phát hiện 2 ca mắc COVID-19 đầu tiên. Đến 6h30 sáng 5/2, phát hiện thêm 4 ca nghi mắc, đang đợi xét nghiệm lần 2. Hiện, 2 ca dương tính đầu tiên đang điều trị tại cơ sở y tế trong tình trạng sức khỏe ổn định. Đại diện Sở Y tế Điện Biên cho biết thêm: Các trường hợp mắc mới này xuất phát từ Cẩm Giàng, Hải Dương đi lên Điện Biên vào rạng sáng 3/2. Đến nay, tỉnh đã truy vết được hơn 400 trường hợp F1 liên quan và đang tiếp tục truy vết. Thông tin thêm tại cuộc họp, đại diện tỉnh Hải Dương thông báo có thêm 6 ca mắc mới COVID-19 tại ổ dịch Cẩm Giàng, Chí Linh và Kinh Môn. Quảng Ninh cũng báo cáo có thêm 2 ca dương tính. Hà Nội cũng thông báo phát hiện thêm 1 ca dương tính, là vợ BN1866.
Cùng tìm hiểu: Trẻ bị sốt uống nước dừa được không?

Cùng tìm hiểu: Trẻ bị sốt uống nước dừa được không?

    Dừa không phải là loại quả xa lạ đối với chúng ta. Theo các chuyên gia, nước dừa chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong đó phải kể đến natri, kali, sắt, canxi, vitamin C… Nhiều hàm lượng dinh dưỡng là vậy, nhưng mẹ vẫn đắn đo khi trẻ bị sốt uống nước dừa được không? Câu trả lời là có nhưng chỉ với một lượng vừa phải. Khi bị sốt, đồng nghĩa với việc nhiệt độ cơ thể tăng cao khiến trẻ dễ bị mất nước. Trong khi đó, thành phần nước dừa chứa nhiều kali và khoáng chất thiết yếu có khả năng bổ sung nước cho cơ thể. Đặc biệt, thành phần vitamin C có trong nước dừa sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ. Lưu ý khi cho trẻ uống nước dừa Nên cho trẻ uống nước dừa tươi, không uống nước dừa lạnh để tránh bị mất các dưỡng chất quan trọng. Cho con uống từ từ từng ngụm một, có thể bắt đầu bằng 1-2 thìa nhỏ, sau đó tăng dần. Cái gì lạm dụng quá cũng không tốt, vì vậy mẹ chỉ nên cho con uống nước dừa ở mức vừa phải. Bởi uống quá nhiều nước dừa sẽ khiến cơ thể mất cân bằng điện giải. Không cho trẻ uống nước dừa vào buổi tối để tránh tình trạng bị đầy hơi, khó tiêu… Nếu con đang bị cảm lạnh, trong thực đơn ăn uống của con mẹ cũng nên nói “không” với nước dừa. Một số ít bé có thể bị dị ứng nên lúc đầu, mẹ hãy cho bé uống thử một ít trước. Hoặc nếu không, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa nếu cơ địa bé dễ bị dị ứng thực phẩm. Lợi ích tuyệt vời của nước dừa 1. Tốt cho hệ tiêu hóa Thành phần axit lauric có trong nước dừa, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành monolaurin. Đây là hợp chất có tác dụng chống virus, kháng khuẩn và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa ở cả trẻ em và người lớn. Đây còn là một loại nước có vị ngọt, thơm ngon tự nhiên, thích hợp giải khát cho trẻ nhỏ và người lớn trong những ngày nắng nóng. Bên cạnh nước cam thì nước dừa cũng là loại nước uống lý tưởng để chữa trị sốt, cúm. Đặc biệt, nước dừa còn ngăn ngừa nôn mửa, khó tiêu và tiêu chảy, chữa táo bón, đầy hơi và loét dạ dày. Đồng thời, loại nước này còn cung cấp chất điện giải và chất xơ cho cơ thể. 2. Tốt cho hệ tim mạch ​ Nước dừa chứa nồng độ kali và axit lauric khá cao nên có khả năng điều hòa huyết áp và là “liều thuốc” tự nhiên giúp bảo vệ tim mạch. Đặc biệt hơn khi bạn uống nước dừa đúng cách sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh vặt thông thường. Qua bài viết trên đây bạn cũng đã biết trẻ bị sốt uống nước dừa có được không rồi nhỉ? Nước dừa nếu như uống vừa đủ sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của bé yêu nhà mình đó ạ!
Mách bạn: Trẻ bị sốt nên ăn gì và uống gì?

Mách bạn: Trẻ bị sốt nên ăn gì và uống gì?

    Trẻ bị sốt nên được ăn gì và uống gì? Với trẻ nhỏ, khi bị sốt lâu ngày, cơ thể sẽ suy yếu, mệt mỏi, dẫn đến chán ăn nên càng khó phục hồi. Vậy bé nên ăn gì để nhanh chóng vượt qua? Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm dưới đây vào thực đơn ăn uống mỗi ngày, để giúp bé “chống” lại cơn khó chịu, uể oải do ốm sốt mang lại nhé! Cần bù nước cho trẻ bị sốt Khi cơ thể bị mất nước, các virus, vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ hơn. Khi trẻ bị sốt, mẹ nên cho bé uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bé không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù điện giải cho bé. Các loại nước, sinh tố trái cây Với các mẹ mới sinh con lần đầu thường thắc mắc không biết: Trẻ bị sốt uống nước cam được không? Trẻ bị sốt uống nước dừa có sao không? Mẹ chỉ cần lưu ý chọn các loại trái cây như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là lựa chọn ưu tiên trong thời gian trẻ bị sốt. Mẹ hãy bổ sung vào thực đơn ăn uống của bé những loại trái cây trên vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất. Tuy nhiên, thời gian này trẻ thường mệt mỏi, khó ăn nên xay sinh tố hay làm nước ép hoa quả sẽ giúp trẻ dễ hấp thụ hơn. Đặc biệt, một loại nước hoa quả không thể thiếu đó là nước cam. Nước cam rất giàu vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể và gia tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn, vi- rút. Cháo, súp hay thức ăn loãng Đồ ăn loãng dễ nuốt như súp, bún, phở được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò không những bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp xoa dịu cơn khó chịu của bé. Đặc biệt, món cháo hoặc súp được nấu từ thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng, bồi bổ cho trẻ mau phục hồi, chống viêm, kháng khuẩn, nhanh hạ sốt và giảm các triệu chứng do cảm cúm. Khi nấu súp gà, mẹ nhớ cho thêm một số loại rau, nấm… để cung cấp thêm cho bé một lượng vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Gừng, hành, rau thơm… cũng là những gia vị làm tăng hiệu quả chữa bệnh của món súp gà. Sữa chua Sữa chua cũng là một món ăn có lợi khi trẻ bị sốt hoặc ốm, chúng sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cơ thể khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn, giúp cơ thể sớm hồi phục. Để tăng phần hấp dẫn kích thích khẩu vị đang chán ăn của trẻ, mẹ có thể chọn tất cả các loại trái cây tốt cho sức khỏe bé như: Chuối, cam, xoài, dâu tây… say nhuyễn kèm sữa chua để được 1 ly sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng. Vậy là tiện cả đôi đường mẹ nhé! Các loại rau xanh tốt cho bé Tất cả các loại rau quả quen thuộc như cà chua, bắp cải, rau cải, mồng tơi, rau ngót, rau muống, rau dền… được chế biến dưới dạng luộc hay canh đều cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất cực kỳ cần thiết giúp bé nhanh hạ sốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nếu trẻ bị sốt và bỏ ăn rau xanh thì mẹ có thể nấu rau xanh lẫn vào súp cho bé ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể đầy đủ khi bé bị ốm. Cho trẻ ăn yến mạch vào bữa phụ Bột yến mạch rất giàu vitamin, protein, chất béo và khoáng chất, vì thế mẹ hãy chọn món này cho con ăn vào bữa phụ. Mẹ có thể trộn thêm sữa và bánh ngũ cốc cùng bột yến mạch để bé thưởng thức. Uống nước gừng hạ sốt Gừng là loại gia vị có thể giúp “tống đẩy” lượng nhiệt của cơn sốt ra khỏi cơ thể. Với công dụng kháng khuẩn, kháng virus tự nhiên, gừng hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động miễn dịch trong việc “chiến đấu” với các bệnh viêm nhiễm. Nếu thuyết phục được bé uống được loại nước này thì sẽ rất hiệu quả trong việc giảm sốt, giúp bé tỉnh táo hơn. Mẹ làm nước gừng cho bé uống bằng cách cho 1/2 thìa cà phê gừng tươi băm nhuyễn (tương đương 2,5g) vào 200ml nước sôi, ngâm vài phút rồi cho thêm một ít mật ong hoăch và uống từ 3 đến 4 lần mỗi ngày. Trên đây là 1 số loại nước và đồ ăn tốt cho trẻ khi trẻ đang bị sốt và cũng là lời giải đáp cho thắc mắc “Trẻ bị sốt nên được ăn gì và uống gì?” của rất nhiều bậc phụ huynh. Khi bé bị sốt hãy chủ động cho bé ăn và uống những thực phẩm ở trên để giúp bé khỏe hơn và mau chóng hồi phục nhé!
Mách bạn: Cách khắc phục tình trạng trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều

Mách bạn: Cách khắc phục tình trạng trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều

     Bé nhà bạn 3 tuổi và đang bị nôn nhiều, bạn đã biết cách khắc phục hay chưa? Nếu chưa thì một số cách dưới đây bạn có thể tham khảo và có thể áp dụng để khắc phục tình trạng nôn nhiều ở trẻ 3 tuổi nhà mình nhé! Cách khắc phục tình trạng trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều 1.  Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày của trẻ Để dạ dày của con hoạt động hiệu quả, mẹ không nên ép bé ăn một lượng lớn thức ăn mà cần phải chia nhỏ các bữa ăn. Tốt nhất, nên cho con ăn ngày 5 bữa (3 bữa chính và 2 bữa phụ), mỗi bữa cách nhau ít nhất 2 giờ. Việc làm này sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sau khi mới ăn xong, nên cho nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hoặc chạy nhảy. 2. Cho trẻ uống nhiều nước Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều, uống nước có thể giúp bé làm dịu cơn nôn. Hơn nữa nếu trẻ nôn kèm tiêu chảy thì cơ thể sẽ bị mất nước trầm trọng, lúc này, cần cho bé uống nhiều nước. Nếu con không thể uống một lượng lớn, hãy chia nhỏ lượng nước và cho bé uống trong nhiều lần (nhấp thành ngụm nhỏ). Nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, nước hoa quả hoặc bổ sung thêm oresol bù nước theo đúng liều lượng quy định. 3. Thay đổi thực đơn Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều, mẹ hãy thay đổi thực đơn cho con. Hạn chế thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, nhiều chất đạm, nhiều đường hoặc đồ cay nóng. Khuyến khích con ăn thực phẩm như chuối, cháo, súp, khoai tây nghiền, ngũ cốc… Ngoài ra, nếu trẻ bị dị ứng, mẹ cần cho trẻ ăn và quan sát xem bé có bị dị ứng hay không. Bất kỳ loại thức ăn, đồ uống nào không phù hợp với cơ địa con, mẹ loại bỏ ra khỏi thực đơn của trẻ. 4. Tạo khu vực vui chơi an toàn cho trẻ Để tránh con có thể bị ngã, bị chấn thương khi nô đùa, chạy nhảy; cha mẹ cần tạo một môi trường vui chơi an toàn cho trẻ. Khu vực ấy cần loại bỏ những vật nguy hiểm cho bé như bàn ghế có cạnh sắc nhọn, những vật dụng bằng kim loại… Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều, khi nào cần đi gặp bác sĩ? Khi chăm sóc trẻ, nếu con có hiện tượng nôn kèm các triệu chứng sau thì người lớn cần đưa bé tới gặp bác sĩ: Trong chất dịch nôn có màu xanh hoặc lẫn máu Nôn ói kéo dài trong vòng 24 giờ Nôn kèm đau bụng dữ dội và có thể có sốt cao (trên 38,5ºC) Đi tiểu ra máu Có dấu hiệu mất nước nặng: môi khô, không chảy nước mắt khi khóc, không đi tiểu trong vòng 6-8 giờ… Quấy khóc bất thường hoặc người lờ đờ, ngủ li bì Trên đây là những thông tin hữu ích sẽ giúp bố mẹ cần biết cách khắc phục tình trạng trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều. Nếu bạn bé lên 3 nhà mình có tình trạng này, bố mẹ nhớ không được chủ quan, coi thường mà cần phải tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục để con luôn được khỏe mạnh nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều

Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều

     Bé lên 3 nhà bạn đã bao giờ bị nôn nhiều và liên tục hay chưa? Nếu có, bạn có biết nguyên nhân trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều là do đâu hay không? Trẻ nhỏ thường hay bị nôn, trẻ 3 tuổi nôn nhiều cũng là một hiện tượng phổ biến. Mỗi khi con bị như vậy, bố mẹ thường lo lắng và thắc mắc nguyên nhân của tình trạng này là gì? Hãy cùng khám phá câu trả lời ở bài viết này của quaythuoc.org nhé. Trẻ có thể bị nôn do nhiều nguyên nhân, có một số nguyên nhân là hiện tượng bình thường, nhưng một số mẹ cần phải lo lắng. Bởi có lúc, trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều có thể là dấu hiệu bệnh lý của một số căn bệnh khá nguy hiểm. Lúc này, bố mẹ cần phải lo lắng và có biện pháp khắc phục kịp thời. 1. Trẻ ăn nhiều Một trong những lý do khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều là do trẻ ăn uống quá nhiều. Lúc này, lượng thức ăn con nạp vào người đã vượt ngưỡng cho phép, bụng không thể chứa được nên phản ứng bình thường của cơ thể là phải nôn ra. Hiện tượng trẻ nôn ói do ăn nhiều không xảy ra thường xuyên và cũng không đáng lo ngại. 2. Dị ứng thực phẩm Một trong những nguyên nhân gây nôn ở trẻ 3 tuổi là dị ứng thực phẩm. Một số loại đồ ăn sau bé thường bị dị ứng: sữa bò, đậu phộng, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt điều…), hải sản, lúa mì, cá, trứng… Bé bị dị ứng thực phẩm thường nôn ói kèm theo ho, nổi mề đay, khó nuốt, nặng hơn là khó thở. 3. Ngộ độc thực phẩm Có một số vi khuẩn như salmonella, e coli, listeria… thường ẩn trong thực phẩm mà mắt thường không nhìn thấy được. Chính chúng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ. Bị nhiễm độc thực phẩm, trẻ sẽ nôn nao, nôn ói, tiêu chảy hoặc đau dạ dày (cũng có khi sau 1 hoặc 2 ngày triệu chứng mới xuất hiện). 4. Tắc ruột Tắc ruột là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ, tuy nhiên rất nguy hiểm. Trẻ 3 tuổi có thể bị tắc ruột vì dạ dày còn nhỏ, bã thức ăn quá lớn không đi qua được. Trẻ bị tắc ruột thường bị nôn kèm đau bụng dữ dội, vã mồ hôi… Lúc đầu bé nôn ra thức ăn, sau đó là dịch mật, dịch tiêu hóa. Nếu nghi ngờ bé bị tắc ruột, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức. 5. Cúm dạ dày Cúm dạ dày còn gọi là viêm dạ dày – một loại bệnh lý liên quan tới nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus rota hoặc norovirus gây ra. Trẻ 3 tuổi có thể bị lây bệnh theo các cách sau: Bé tiếp xúc với người có bệnh Bé ăn thức ăn có virus Tay bé chạm vào bề mặt có chứa virus, sau đó tay chưa rửa mà đưa lên miệng hoặc mũi. Biểu hiện của cúm dạ dày, thông thường, xuất hiện từ 12-48 giờ sau khi bé tiếp xúc và nhiễm virus. Triệu chứng của bệnh là bé bị nôn nhiều, kèm đau bụng và đôi khi là bị tiêu chảy. Với bệnh này, chỉ cần uống thuốc hoặc nghỉ ngơi, vệ sinh cơ thể sạch sẽ là trẻ có thể khỏe hơn sau từ 1-3 ngày. 6. Sử dụng thuốc Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều có thể là do việc bé sử dụng một số loại thuốc khi bụng đang đói. Mẹ lưu ý một số loại thuốc sau có thể gây nôn ở trẻ: Codeine Erythromycin Viên bổ sung sắt Một vài loại thuốc trị hen suyễn, chẳng hạn như acetaminophen Vậy nên, trước khi cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc nào, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. 7. Chấn thương đầu Chấn thương đầu cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều. Hiện tượng nôn do chấn thương đầu rất nguy hiểm, thế nhưng, bé 3 tuổi thường hay mắc phải do lứa tuổi này con rất hiếu động, chạy nhảy nhiều nên dễ bị va, té ngã. Ngoài bị nôn nhiều, bé bị chấn thương đầu có các triệu chứng sau: Đau đầu (đầu có thể sưng hoặc không) Lờ đờ, nói lắp Khó đi lại Khó thức dậy Mất ý thức hoặc mờ tầm nhìn Nếu con bạn bị ngã, đầu bị va mạnh, kèm các triệu chứng trên, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chụp chiếu kiểm tra. Bố mẹ cũng cần lưu ý rằng những triệu chứng này có thể xuất hiện muộn sau khi bé va chạm đầu (từ 24-72 giờ), thế nên không được chủ quan nhé. 8. Chứng đau nửa đầu Bạn đừng nghĩ chỉ có người lớn mới bị chứng đau nửa đầu? Từ 18 tháng, trẻ có thể bị đau nửa đầu. Đến thời điểm hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa phát hiện ra cụ thể vì sao trẻ mắc chứng này (có thể do di truyền hoặc nhiều nguyên nhân khác). Bị chứng này, trẻ có thể bị đau đầu kèm nôn ói, chóng mặt, buồn nôn, hoặc nhạy cảm với mùi và âm thanh cùng nhiều biểu hiện khó chịu khác. Vậy là qua bài viết trên đây, các bậc cha mẹ đã biết được các nguyên nhân trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều rồi. Hãy chú ý quan tâm và chăm sóc sức khỏe của bé nhà mình cẩn thận nha!
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ