Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì?

   Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh diễn ra âm thầm nhưng hậu quả để lại hết sức nặng nề, gây suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phát hiện sớm và điều trị tích cực chính là giải pháp giúp người bệnh nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường. Thoái hóa đốt sống thắt lưng là bệnh gì? Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Thoái hoá cột sống thắt lưng diễn ra ở các phần khác nhau của cột sống: Thoái hoá cột sống thắt lưng ảnh hưởng đến phần lưng dưới. Gai cột sống ngực ảnh hưởng đến phần giữa cột sống. Các phần ngạnh của khớp xương nhô ra (Multilevel spondylosis) ảnh hưởng đến nhiều phần của cột sống. Mặc dù thoái hóa cột sống thắt lưng không gây nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng sau này. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng Một số nguyên nhân dẫn đến thoái hóa hóa cột sống thắt lưng như: Tuổi tác: theo thời gian, tuổi càng cao càng dễ xảy ra quá trình thoái hóa đốt sống, đặc biệt là những người vận động, xoay chuyển người nhiều. Thoái hóa hóa đốt sống thắt lưng thường xảy ra ở những người từ độ tuổi 50. Giới tính: bệnh viêm khớp háng thường gặp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới. Di truyền: những người sinh ra có cơ địa cột sống không khỏe mạnh sẽ dễ bị thoái hóa hơn người bình thường. Dinh dưỡng: ăn uống thiếu chất, không khoa học, uống nhiều bia rượu, thuốc lá cũng ảnh hưởng đến khớp cổ. Chấn thương: trong sinh hoạt thường ngày tập luyện quá sức hay chấn thương trong quá trình lao động, tập luyện thể thao có thể gây tổn thương cho cột sống, lâu ngày dẫn tới bị viêm nhiễm và thoái hóa. Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thường được biểu hiện bằng một số triệu chứng như: Đau thắt lưng âm ĩ kéo dài Khi ngồi trong thời gian dài làm tăng các cơn đau, thực hiện các tư thế cong, xoay người hoặc nâng vác đồ vật; Cơn đau có thể lan xuống chân, gây tê liệt, yếu chân, gây khó khăn cho người bệnh khi di chuyển. Giảm sử phối hợp giữa tay và chân, yếu ở tay hoặc chân Co thắt cơ bắp và đau Mất thăng bằng và đi lại khó khăn Cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng Một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng: Vật lý trị liệu: người bệnh có thể được áp dụng liệu pháp châm cứu, nắn chỉnh cột sống, xoa bóp, điều trị bằng siêu âm, kích thích điện Điều trị bằng thuốc: thoái hoá cột sống thắt lưng có thể được điều trị bằng thuốc, ví dụ như: Tui Hua Shen Jing Tong, Mustret 250 Phương pháp phẫu thuật:  trong một số trường hợp bệnh nặng, bác sỹ có thể chị định phậu thuật. Cách phòng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng Ngồi và đứng đúng tư thế. Luyện tập thể dục đều đặn. Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý. Ăn uống lành mạnh. Tránh sử dụng quá nhiều rượu, thuốc lá Dành thời gian nghỉ ngơi khi đau nhiều. Trên đây là cách nhận biết bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh như thế nào?

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh như thế nào?

   Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý về xương khớp, thường gặp ở những người cao tuổi, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cổ. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về bệnh thoái hóa đốt sống cổ qua bài viết sau đây. Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh như thế nào? Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình bệnh lý gặp phải ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ. Thoái hóa đốt sống cổ thường liên quan đến tuổi tác, nhưng hiện nay căn bệnh này không chỉ gặp ở những người cao tuổi mà đang có xu hướng trẻ hóa. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng sau này. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ Một số nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp vai như: Tuổi tác: theo thời gian, tuổi càng cao càng dễ xảy ra quá trình thoái hóa khớp, đặc biệt là những người vận động, xoay chuyển khớp cổ nhiều. Thoái hóa khớp cổ thường xảy ra ở những người từ độ tuổi 50. Di truyền: những người sinh ra có cơ địa khớp cổ không khỏe mạnh sẽ dễ bị thoái hóa hơn người bình thường. Dinh dưỡng: ăn uống thiếu chất, không khoa học, uống nhiều bia rượu, thuốc lá cũng ảnh hưởng đến khớp cổ. Chấn thương: trong sinh hoạt thường ngày tập luyện quá sức hay chấn thương trong quá trình lao động, tập luyện thể thao có thể gây tổn thương cho khớp cổ, lâu ngày dẫn tới bị viêm nhiễm và thoái hóa. Thói quen sinh hoạt hằng ngày: ngồi làm việc không đúng tư thế, ngủ sai tư thế, hay gồng gánh…. Công nhân, lao động thường xuyên phải mang vác nặng là đối tượng dễ bị tổn thương do khớp cổ phải chịu nhiều áp lực.     Trên đây là những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến các đốt sống vùng cổ, làm xuất hiện những thay đổi bệnh lý: Gai cột sống: sự thoái hóa đĩa đệm sẽ kích thích tủy sống tăng sinh, xuất hiện các gai xương gây đau và có thể chèn ép tủy sống. Thoát vị đĩa đệm: gây nên các vết nứt trên đĩa đệm, có thể ảnh hưởng đến tủy sống và rễ thần kinh. Xơ hóa dây chằng: kèm theo sự thoái hóa cột sống thì các dây chằng nối giữa các đốt sống với nhau cũng bị xơ hóa. Mất nước đĩa đệm: các đĩa đệm khô và co lại làm cho các đốt sống tiếp xúc với nhau khó khăn hơn dẫn đến gây đau cho bệnh nhân. Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ Bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường được biểu hiện bằng một số triệu chứng như: Đau nhức vùng cổ sau đó có thể lan ra vùng gáy, bả vai, vùng chẩm, đỉnh đầu, trán, 2 bên cánh tay,… Gặp khó khăn khi vận động vùng cổ do đau, vướng hoặc thậm chí vẹo cổ. Cánh tay bị tê liệt hoặc mất cảm giác Cứng khớp: sau khi ngủ dậy khớp cổ cứng đờ khó cử động, cứng cổ thường gây đau khi di chuyển đầu, khi ho, hắt hơi. Dấu hiệu Lhermitte hay còn gọi là hiện tượng “ghế thợ cắt tóc”. Là cảm giác đau đớn và khó chịu một cách đột ngột, tưởng tượng như có luồng điện đi từ cổ xuống sống lưng và các chi. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng. Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ Một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị thoái hóa đốt sống cổ: Vật lý trị liệu: người bệnh có thể được áp dụng liệu pháp kéo dãn, xoa bóp vùng, điện phân dẫn thuốc. Thực hiện các bài tập cổ sẽ có ích cho các cơ vùng cổ. Điều trị bằng thuốc: viêm khớp vai có thể được điều trị bằng thuốc, ví dụ như: Xương khớp Nhất Nhất, Glucosamin Pharmekal 200 viên, Hyruan Phương pháp phẫu thuật:  trong một số trường hợp bệnh nặng, bác sỹ có thể chị định phậu thuật như: loại bỏ một phần của đốt sống, loại bỏ một đĩa đệm thoát vị hoặc xương, hợp nhất một phần của cổ bằng cách ghép xương và phần cứng. Cách phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ Chăm sóc, massage trực thường xuyên vùng cổ , không làm việc nặng quá gắng sức. Phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, để tránh những căng thẳng cho vùng cột sống cổ. Những người thường xuyên làm việc văn phòng, ngồi trước máy tính, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay thay đổi tư thế đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học. Bàn ghế tại nới làm việc nên có độ cao phù hợp. Khi ngồi làm việc nên chú ý đặt màn hình cách mắt 50-66 cm và dưới tầm nhìn mắt khoảng 10-20 độ, tránh để màn hình quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt. Điểu chỉnh ghế để cho 2 cẳng tay song song với nền nhà, giữ tư thế lưng thẳng và 2 vai ngang bằng.  Thay đổi tư thế thường xuyên khi ngủ tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nên nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. không nên nằm gối đầu quá cao. Để đề phòng hiện tượng "gãy", trật khớp mỏm đốt sống có thể gây liệt tứ chi hoặc thậm chí tử vong, người bệnh tuyệt đối không được "vặn", "ấn cổ". khi nằm, cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ. Chú ý bổ sung các loại thực phầm giàu canxi như tôm, cua, ốc, sữa và các loại rau, trái cây chứa nhiều vi chất, đặc biệt vitamin nhóm B vào bữa ăn hằng ngày để giúp xương chắc khỏe, phòng tránh các bệnh xương khớp. Trên đây là cách nhận biết bệnh thoái hóa khớp đột sống mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Biểu hiện và cách điều trị thoái hóa khớp vai

Biểu hiện và cách điều trị thoái hóa khớp vai

   Thoái hóa khớp vai là một bệnh lý về xương khớp, thường gặp ở những người ngoài 30 tuổi, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bả vai và cánh tay. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về bệnh thoái hóa khớp vai qua bài viết sau đây. Thoái hóa khớp vai là bệnh gì?  Khớp vai là vị trí dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể, vì khớp vai là khớp có phạm vi vận động lớn nhất. Một trong những tổn thương hay gặp ở vùng khớp vai là thoái hóa khớp cùng vai đòn là. Tổn thương này có thể khiến cho bệnh nhân bị đau và hạn chế một phần vận động của khớp vai. Khớp vai có quan hệ chặt chẽ với dây thần kinh cổ và phần lưng trên, vùng khớp vai đảm nhiệm chức năng quan trọng là xoay chuyển và hoạt động quan trọng của cánh tay. Vì vậy, thoái hóa khớp vai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của bệnh nhân. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp vai Một số nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp vai như: Tuổi tác: theo thời gian, tuổi càng cao càng dễ xảy ra quá trình thoái hóa khớp, đặc biệt là những người vận động, xoay chuyển khớp vai nhiều. Thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở những người từ độ tuổi 50. Giới tính: thoái hóa khớp thường gặp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới Di truyền: những người sinh ra có cơ địa khớp vai không khỏe mạnh sẽ dễ bị thoái hóa hơn người bình thường. Dinh dưỡng: Ăn uống thiếu chất, không khoa học có thể ảnh hưởng đến quá trình thoái hóa khớp vai. Việc uống nhiều bia rượu, thuốc lá cũng ảnh hưởng đến khớp vai. Chấn thương: trong sinh hoạt thường ngày gây ra trật khớp, gãy xương, tập luyện quá sức hay chấn thương trong quá trình lao động, tập luyện thể thao có thể gây tổn thương cho khớp vai, lâu ngày dẫn tới bị viêm nhiễm và thoái hóa. Thói quen sinh hoạt hằng ngày: ngồi làm việc không đúng tư thế, ngồi vẹo vai, hay gồng gánh… cũng là nguyên nhân gây đau khớp vai. Công nhân, lao động thường xuyên phải mang vác nặng là đối tượng dễ bị tổn thương do khớp vai phải chịu nhiều áp lực. Xương và sụn khớp vai ngày càng chịu nhiều sức ép, lâu dần bị bào mòn và sinh ra đau nhức, thoái hóa. Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp vai Các biểu hiện của bệnh viêm khớp vai: Cứng khớp: sau khi ngủ dậy khớp vai cứng đờ khó cử động, hoặc có cảm giác có vật lạ làm vướng và dính trong khớp, sau một thời gian mới dễ vận động. Các cơn đau xuất hiện có thể nhẹ hoặc nhói đau khi vận động hoặc trong khi tập thể dục thể thao Tiếng lắc rắc khi cử động khớp vai. Vai bị sưng, đau quanh vị trí khớp vai. Vai yếu và teo cơ: cảm thấy vai của mình yếu đi. Trong trường hợp bệnh đã tiến triển thì vai còn bị teo cơ, không còn rắn chắc như bình thường.     Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp vai Một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị thoái hóa khớp vai: Vật lý trị liệu: người bệnh có thể được áp dụng liệu pháp “đắp bùn”, hoặc điều trị bằng sóng ngắn, siêu âm hỗ trợ. Điều trị bằng thuốc: viêm khớp vai có thể được điều trị bằng thuốc, ví dụ như: Samincaps, Hyruan, Glucon 250mg Phương pháp phẫu thuật:  trong một số trường hợp bệnh nặng, bác sỹ có thể chị định phậu thuật cắt bao khớp, nối gân thường Cách phòng bệnh thoái hóa khớp vai Bạn nên ăn nhiều các thực phẩm chứa hormone thực vật và có tính kháng viêm cao, như đậu tương, hoa quả, các loại dầu cá. Cần tập thể dục thể thao hàng ngày như: đạp xe, đi bộ, bơi… cần chú ý không vận động quá sức và thời gian tham gia tập luyện từ 20- 30 phút. Tránh lao động quá mức, tránh các động tác dạng quá mức hay nâng tay lên cao quá vai Tránh các chấn thương ở vùng khớp vai. Phát hiện và điều trị sớm các trường hợp đau vai đơn thuần và đau vai cấp. Trên đây là cách nhận biết bệnh thoái hóa khớp vai mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Cách chữa dị ứng nổi mề đay do dị ứng thời tiết hiệu quả

Cách chữa dị ứng nổi mề đay do dị ứng thời tiết hiệu quả

      Tháng 8 là thời điểm giao mùa và cũng là thời điểm nhạy cảm của các vấn đề về da. Dị ứng mề đay do thay đổi thời tiết ai cũng có thể mắc phải nó không chừa một ai cả, đặc biệt là với những bạn có da nhạy cảm, dễ nổi mẩn. Vậy cách chữa dị ứng nổi mề đay do dị ứng thời tiết như thế nào? Trước khi tới với cách chữa thì bạn nên biết mề đay là bệnh gì, mề đay là tình trạng da nổi lên từng đám sẩn mụn nhiều hoặc ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng và rất ngứa. Để chữa dị ứng nổi mề đay bạn có thể tham khảo 1 số cách chữa tại nhà dưới đây. Thêm nữa bạn cũng cần nhớ, những cách chữa dị ứng nổi mề đay dưới đay chỉ sử dụng khi bệnh mới bùng phát, có mức độ nhẹ, chưa phát sinh bội nhiễm và không đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng. Bổ sung nhiều nước Bổ sung nước sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi sẩn và nóng rát da rõ rệt. Bởi, nước ngoài tác dụng giúp cân bằng điện giải thì nó còn giúp thúc đẩy quá trình hydrat hóa, duy trì làn da mềm mượt, ẩm mịn và khỏe mạnh. Khi da được cung cấp đủ ẩm thì các triệu chứng như bong tróc, thô ráp, nóng rát, ngứa ngáy và sưng viêm sẽ có xu hướng thuyên giảm dần. Ngoài ra, việc uống nhiều nước còn giúp hỗ trợ đào thải các dị nguyên bên trong cơ thể như thực phẩm và thuốc điều trị. Thoa kem dưỡng chứa Kẽm và Vitamin B5 Vitamin B5 là thành phần giúp dưỡng ẩm sâu, kích thích phục hồi các tế bào hư tổn và làm dày hàng rào bảo vệ da. Còn kẽm thì có tác dụng làm dịu vùng da tổn thương, sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Vì thế khi sử dụng kem dưỡng chứa Kẽm và Vitamin B5 vào thời điểm giao mùa, nhất là vào tháng 8 khi chuyển từ hè sang thu sẽ giúp phục hồi hàng rào bảo vệ, duy trì độ ẩm và cải thiện tình trạng ngứa ngáy. Vì thế, bạn nên lựa chọn các loại kem dưỡng có chứa vitamin B5 (Panthenol) và Kẽm (Zinc) để sử dụng. Tắm lá chè xanh Theo Đông y thì chè xanh là thảo dược có vị chát, đắng, tính mát, công dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể. Vì thế, chè xanh thường được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu và một số bệnh lý do nóng trong người. Thêm nữa, ngày nay y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và phát hiện trong chà xanh có chứa flavonoid, polyphenol và vitamin C, có tác dụng phục hồi mô da tổn thương và giảm nguy cơ hình thành sẹo thâm, giảm sẩn ngứa và nóng rát ở vùng da bị nổi mề đay. Sử dụng gel nha đam Nha đam hay còn được gọi là lô hội có rất giàu nước, vitamin và axit amin, chúng có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu và giảm nóng rát da rất hiệu quả. Thêm nữa, nha đam còn có chứa nhiều chất oxy hóa (polyphenol) giúp phục hồi tế bào hư hại, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa thâm sạm hiệu quả. Ngoài ra, có 1 vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nha đam có tác dụng ức chế vi khuẩn có hại vì thế có thể sử dụng nha đam để điều trị mề đay còn giúp sát trùng da và ngăn ngừa bội nhiễm. Uống trà hoa cúc Trong hoa cúc có chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng giúp điều hòa hoạt động bài tiết bã nhờn ở da, giúp da luôn trong trạng thái thông thoáng và dễ chịu. Không những thế, uống trà hoa cúc còn giúp kiểm soát tổn thương da và triệu chứng ngứa ngáy do mề đay gây ra – đặc biệt là mề đay Cholinergic và nổi mề đay do dị ứng thời tiết rất tốt. Trên đây là 1 vài cCách chữa dị ứng nổi mề đay do dị ứng thời tiết hiệu quả bạn có thể tham khảo. Những cách chữa này chỉ áp dụng đối với trường hợp bị mề đay nhẹ, nếu bị nặng cần đi khám và được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối

  Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về bệnh thoái hóa khớp gối qua bài viết sau đây. Thoái hóa khớp gối là bệnh gì? Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn và xương dưới sụn, sụn thoái hóa khiến cho xương cọ xát vào nhau làm xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn. Thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện là sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp, sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp gọi là hư khớp. Thoái hóa khớp gối nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng sau này. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối Một số nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối như: Tuổi tác: tuổi càng cao khả năng bị thoái hóa khớp gối càng nhiều, tuy nhiên mỗi người có mức độ bệnh khác nhau. Giới tính: thoái hóa khớp gối thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% các trường hợp. Nghề nghiệp: trong quá trình lao động, làm việc nặng gây tổn thương khớp gối dẫn đến thoái hóa. Chấn thương: đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày hoặc nứt, vỡ xương bánh chè….     Triệu chứng của thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối có một số triệu chứng như: Cứng khớp buổi sáng: sau khi ngủ dậy khớp gối cứng đờ khó cử động, hoặc có cảm giác có vật lạ làm vướng và dính trong khớp, sau một thời gian mới dễ vận động. Tiếng lắc rắc khi cử động khớp gối. Đau nhức: thoái hóa khớp gối gây ra những cơn đau âm ỉ tại khớp gối, cường độ đau sẽ tăng dần theo thời gian khi người bệnh di chuyển hoặc vận động. Sưng tấy, khó vận động: đầu gối bị sưng tấy, cứng cơ, khó co duỗi vì vậy vận động, đi lại khó khăn. Khớp gối bị teo ổ khớp, biến dạng: là dấu hiện viêm khớp gối ở giai đoạn nặng, lúc này sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng, cần có biện pháp ngay. Cách điều trị thoái hóa khớp gối Một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối: Không dùng thuốc: Ngâm gối vào nước muối ấm pha gừng khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc nướng nóng lá ngải cứu trắng kèm chút muối đắp lên vùng gối Siêu âm, hồng ngoại, liệu pháp suối khoáng, bùn Điều trị bằng thuốc: một số thuốc hỗ trợ điều trị viêm khớp gối như: Hyruan, Viansone 50mg, Samincaps Phẫu thuật: nếu sau khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả, gây ảnh hưởng nặng nề đến người bệnh, bác sỹ có thể chỉ định phương pháp điều trị thay khớp gối cho bệnh nhân. Cách phòng thoái hóa khớp gối Một số biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối như: Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn hằng ngày Hạn chế tối đa chấn thương vùng khớp. Tránh mang vác vật nặng, làm việc nặng quá sức Tránh để gặp phải tình trạng béo phì, có một chế độ ăn uống lành mạnh hợp lí Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin D như: mỡ cá; xương ống; xương sườn; các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, gừng, tỏi; quả óc chó; súp lơ xanh; nấm; đậu nành; quả mọng như nho, dâu tây, mận… Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều giầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ ngọt... Trên đây là cách nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Những điều bạn cần biết về bệnh viêm khớp cổ tay

Những điều bạn cần biết về bệnh viêm khớp cổ tay

   Viêm khớp cổ tay gây ra những cơn đau nhức nhối, khó chịu cho người bệnh. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng sau này. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về bệnh viêm khớp háng qua bài viết sau đây. Viêm khớp cổ tay là bệnh gì? Cổ tay là một bộ phận thiết yếu trên cơ thể con người. Viêm khớp cổ tay là tình trạng sụn ở giữa khớp cổ tay bị bào mòn đến mức làm cho xương bị cọ xát với nhau mà không có sụn đệm ở giữa. Chính từ việc chà xát này sẽ dẫn đến viêm, đau và các khớp bị cứng lại. Căn bệnh này sẽ làm cản trở những hoạt động tay của người bệnh, khiến người bệnh gặp khó khăn khi cầm nắm và cử động. Nếu không được điều trị kịp thời và tận gốc, các cơn đau không chỉ làm người bệnh mệt mỏi, suy nhược mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.  Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp cổ tay Viêm khớp cổ tay thường diễn ra do các nguyên nhân sau: Tuổi tác: viêm khớp cổ tay thường dặp ở những người trên 40 tuổi, tuổi càng cao khả năng bị thoái hóa khớp càng cao, tuy nhiên mỗi người có mức độ bệnh khác nhau Giới tính: nữ giới sẽ có nguy cơ bị viêm khớp cổ tay nhiều hơn nam giới, đặc biệt là ở những phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Bệnh lý: người có các bệnh như loãng xương, gãy xương, bong gân nặng cũng là tác động gây lên viêm khớp cổ tay Dinh dưỡng: người thừa cân béo phí, người thiếu vitamin D cũng có nguy cơ bị thoái hóa khớp ngón tay cao hơn. Các hoạt động và công việc tạo áp lực lên cổ tay cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cổ tay Môi trường sống, thời tiết: Khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân khiến các triệu chứng viêm khớp cổ tay tái phát lại. Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người có tiền sử về bệnh xương khớp thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác. Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng này hay xuất hiện ở những người trong độ tuổi ngoài 40. Lúc này cổ tay và bàn tay gặp phải những rối loạn khiến các tiết dịch ở quanh dây thần kinh cổ tay tăng. Vì vậy mà khớp cổ tay bị viêm, sưng, đau nhức và tê bì,… ​Biểu hiện của bệnh viêm khớp cổ tay Cách triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp cổ tay: Cứng khớp: sau khi ngủ dậy khớp gối cứng đờ khó cử động, hoặc có cảm giác có vật lạ làm vướng và dính trong khớp, sau một thời gian mới dễ vận động. Đau ở khớp cổ tay: Tổn thương ở ổ khớp có thể khiến khớp bị đau nhức khi cử động và vận động. Mức độ đau giảm dần khi nghỉ ngơi và tăng lên khi đi lại, vận động mạnh. Khớp sưng đỏ: Bề mặt da bên ngoài khớp có xu hướng sưng đỏ và nóng hơn so với những vùng da xung quanh. Triệu chứng này là hệ quả do ổ khớp tăng ma sát khi vận động, nhiễm trùng hoặc do tác động cơ học mạnh. Nếu xảy ra do chấn thương, bề mặt da bao xung quanh khớp thường có vết xây xước và bầm tím. Phát ra âm thanh khi cử động                                                                                                  Cách điều trị bệnh viêm khớp cổ tay Viêm khớp cổ tay được điều trị bằng một số phương pháp như: Vật lý trị liệu: sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da, bấm huyệt, châm cứu, massage, nẹp cổ tay, chườm nóng tay... Điều trị bằng thuốc Tây: một số thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp cổ tay như: Triamcinoid, AB - Glucosamine, Espacox 200mg Điều trị bằng các bài thuốc dân gian:  Bài thuốc từ muối và gừng: Gừng tươi đem rửa sạch rồi thái thành những lát mỏng. Sau đó, cho vào chảo rang chung với muối hạt cho đến khi hỗn hợp nóng lên. Tiếp đến, bạn đổ hỗn hợp ra khăn mỏng rồi chườm trực tiếp lên vùng khớp cổ tay đang bị đau. Bài thuốc từ muối và ngải cứu: Chuẩn bị một bó ngải cứu tươi, nhặt rồi rửa sạch, để ráo. Sau đó, cho nguyên liệu lên chảo rang đến khi khô thì cho muối hạt vào, đảo đều từ 1-2 phút. Tiếp đó, đổ hỗn hợp ra một tấm khăn mỏng, chườm lên vùng cổ tay bị đau khi hỗn hợp còn đang nóng. Bài thuốc từ lá lốt: Lá lốt đem rửa sạch, phơi cho héo đi một chút rồi đem sắc với nước khoảng 30 phút. Sau đó lấy nước để nguội rồi uống sau bữa ăn tối. Kiên trì thực hiện phương pháp này khoảng 20 ngày. ​Phương pháp phẫu thuật: dùng trong một số trường hợp bệnh nặng, bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật cố định cổ tay, cắt bỏ hàng thứ nhất cổ tay, thay cổ tay... ​Cách phòng bệnh viêm khớp cổ tay Bạn có thể phòng bệnh viêm khớp cổ tay bằng các biện pháp sau: Bạn nên ăn nhiều các thực phẩm chứa hormone thực vật và có tính kháng viêm cao, như đậu tương, hoa quả, các loại dầu cá. Bổ sung nhiều canxi, omega-3, glucosamine Tránh gây ra các chấn thương ở vùng khớp cổ tay. Phát hiện và điều trị sớm các trường hợp đau cổ tay đơn thuần và đau ngón tay cấp. Trên đây là cách nhận biết bệnh viêm khớp cổ tay mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Những điều cần biết về bệnh viêm khớp ngón tay

Những điều cần biết về bệnh viêm khớp ngón tay

   Viêm khớp ngón tay là căn bệnh khá quen thuộc ở Việt Nam, đây là căn bệnh gây ra những khó khăn trong công việc hằng này. Nếu không được điều trị kịp thời và tận gốc, các cơn đau không chỉ làm người bệnh mệt mỏi, suy nhược mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về bệnh viêm khớp ngón tay qua bài viết sau đây. Viêm khớp ngón tay là bệnh gì? Ngón tay là một bộ phận quan trọng đối với con người. Đôi khi bạn có thể gặp phải các vẫn để về ngón tay, như viêm khớp ngón tay. Viêm khớp ngón tay khiến tay không thể hoạt động theo cách bạn mong muốn, gây khó khăn trong các công việc hàng ngày, đồng thời gây ra các cơn đau nhức từ ngón tay truyền ra rất khó chịu. Viêm khớp ngón tay có thể xảy ra ở bất kỳ ngón tay nào như khớp ngón tay út,khớp ngón tay cái,... Đây là tình trạng viêm sưng các khớp của ngón tay do lớp sụn đầu xương đã bị bào mòn, thoái hóa qua thường diễn ra từ từ trong nhiều năm. Với viêm thoái hoá khớp ngón tay, các sụn bao phủ đầu xương bị giảm chất lượng, bề mặt trơn nhẵn của nó bị sần sùi. Khi các xương chà xát với nhau sẽ dẫn đến ma sát và tổn thương khớp. Các tổn thương khớp có thể dẫn đến sự tăng trưởng của các xương mới dọc theo 2 bên xương hiện có (gai xương) hoặc có thể tạo ra khối gồ trên khớp ngón tay. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp ngón tay Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp tay: Tuổi tác: viêm khớp ngón tay thường dặp ở những người trên 40 tuổi, tuổi càng cao khả năng bị thoái hóa khớp càng cao, tuy nhiên mỗi người có mức độ bệnh khác nhau Giới tính: bệnh viêm khớp ngón tay thường gặp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới. Bệnh lý: người có các bệnh như loãng xương, gãy xương, bong gân nặng cũng là tác động gây lên viêm khớp ngón tay Dinh dưỡng: người thừa cân béo phí, người thiếu vitamin D cũng có nguy cơ bị thoái hóa khớp ngón tay cao hơn. Các hoạt động và công việc tạo áp lực lên ngón tay cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm khớp ngón tay ​Biểu hiện của bệnh viêm khớp ngón tay Viêm khớp ngón tay thường biểu hiện bằng các triệu chứng như: Đau khớp ngón tay  Biến dạng ngón tay Biến dạng khớp liên đốt Sưng khớp liên đốt Một số triệu chứng như: cứng, sưng ấm và đau ở gốc ngón tay; giảm phạm vi chuyển động tay; giảm sức mạnh khi cầm, nắm đồ đạc; khớp tại gốc ngón tay to ra hoặc nhìn thấy cục xương. Cách điều trị bệnh viêm khớp ngón tay Một số phương pháp thông dụng điều trị bệnh viêm khớp ngón tay như: Vật lý trị liệu: sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da, chiếu tia hồng ngoại, châm cứu, massage Điều trị bằng thuốc: một số thuốc có thể sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp ngón tay như: Glucosamine PipingRock 90 viên, Neosamin, Dozeni 50mg Phương pháp phẫu thuật: trong một số trường hợp bệnh nặng, bác sỹ có thể chị định phậu thuật như thay khớp, cố định khớp, loại bỏ gai xương Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp ngón tay Bạn có thể phòng bệnh viêm khớp ngón tay bằng các biện pháp sau: Bạn nên ăn nhiều các thực phẩm chứa hormone thực vật và có tính kháng viêm cao, như đậu tương, hoa quả, các loại dầu cá. Bổ sung nhiều canxi, omega-3, glucosamine Tránh gây ra các chấn thương ở vùng khớp ngón tay. Phát hiện và điều trị sớm các trường hợp đau ngón tay đơn thuần và đau ngón tay cấp. Trên đây là cách nhận biết bệnh viêm khớp ngón tay mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh viêm khớp vai

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh viêm khớp vai

    Viêm khớp vai là bệnh lý đau khớp vai thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời và tận gốc, các cơn đau không chỉ làm người bệnh mệt mỏi, suy nhược mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về bệnh viêm khớp vai qua bài viết sau đây. Viêm khớp vai là bệnh gì? Vai là bộ phận trên cơ thể người có phạm vi kết nối rộng và linh hoạt. Do đó mà những vấn đề bất thường xảy ra ở vai khiến khả năng cử động tự do của cơ thể bị hạn chế. Một trong các vấn đề thường gặp ở vai là đau khớp bả vai phải. Những cơn đau vai có thể đến một cách tình cờ, nhẹ nhàng khi bạn cố với lấy một thứ gì đó, vòng tay ra phía sau, hoặc đơn giản là xoay người. Viêm khớp vai là bệnh lý đau phần mềm quanh khớp vai bao gồm: gân, cơ, dây chằng, bao khớp…                                                                                                          Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp vai Một số nguyên nhân dẫn đến viêm khớp vai như: Do thoái hóa khớp vai, thoái hóa gân, viêm gân chóp xoay, đứt dây chằng, rách gân, căng gân, Do các tổn thương sun, rách sụn Viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai Viêm bao hoạt dịch và viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay Cách nhận biết bệnh viêm khớp vai Các biểu hiện của bệnh viêm khớp vai: Cứng khớp: sau khi ngủ dậy khớp vai cứng đờ khó cử động, hoặc có cảm giác có vật lạ làm vướng và dính trong khớp, sau một thời gian mới dễ vận động. Các cơn đau xuất hiện có thể nhẹ hoặc nhói đau khi vận động hoặc trong khi tập thể dục thể thao Tiếng lắc rắc khi cử động khớp vai. Vai bị sưng, đau quanh vị trí khớp vai. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vai Viêm khớp vai có thể gặp ở những đối tượng sau: Nam giới nhiều hơn nữ giới Người cao tuổi Người lao động chân tay, thường phải cử động tay lên cao (như chơi tennis, chơi golf, ném lao...), mang vác nặng Người có các bệnh như loãng xương, gout, viêm gân, tiểu đường, người có tiền sử gặp phải những chấn thương vùng vai Phương pháp điều trị viêm khớp vai Một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị viêm khớp vai: Vật lý trị liệu: người bệnh có thể được áp dụng liệu pháp “đắp bùn”, hoặc điều trị bằng sóng ngắn, siêu âm hỗ trợ. Điều trị bằng thuốc: viêm khớp vai có thể được điều trị bằng thuốc, ví dụ như: Thuốc khớp Phong Đan, Ostoflex 750mg, Viên khớp Tâm Bình Phương pháp phẫu thuật:  trong một số trường hợp bệnh nặng, bác sỹ có thể chị định phậu thuật cắt bao khớp, nối gân thường Cách phòng bệnh viêm khớp vai Bạn nên ăn nhiều các thực phẩm chứa hormone thực vật và có tính kháng viêm cao, như đậu tương, hoa quả, các loại dầu cá. Cần tập thể dục thể thao hàng ngày như: đạp xe, đi bộ, bơi… cần chú ý không vận động quá sức và thời gian tham gia tập luyện từ 20- 30 phút. Tránh lao động quá mức, tránh các động tác dạng quá mức hay nâng tay lên cao quá vai Tránh các chấn thương ở vùng khớp vai. Phát hiện và điều trị sớm các trường hợp đau vai đơn thuần và đau vai cấp. Trên đây là cách nhận biết bệnh viêm khớp vai mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Viêm đau khớp háng là bệnh như thế nào?

Viêm đau khớp háng là bệnh như thế nào?

  Viêm khớp háng gây ra những cơn đau nhức nhối, khó chịu cho người bệnh. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng sau này. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về bệnh viêm khớp háng qua bài viết sau đây. Viêm khớp háng là bệnh gì? Viêm đau khớp háng là tình trạng khớp háng bị thoái hóa gây đau đớn. Viêm khớp háng không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn làm giảm khả năng vận động và gây khó khăn khi đi lại.Tuy viêm khớp háng không phải một bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Viêm khớp háng được chia thành nhiều loại như: Viêm khớp háng do thoái hóa Viêm khớp nhiễm khuẩn Viêm khớp dạng thấp Viêm khớp vẩy nến Nguyên nhân dẫn đến viêm đau khớp háng Một số nguyên nhân chính dẫn đến viêm khớp háng như: Tuổi tác: tuổi càng cao khả năng bị thoái hóa khớp càng cao, tuy nhiên mỗi người có mức độ bệnh khác nhau. Nghề nghiệp: trong quá trình lao động, làm việc nặng gây tổn thương khớp háng dẫn đến viêm. Giới tính: bệnh viêm khớp háng thường gặp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới. Bệnh lý: người có các bệnh như loãng xương, gout, viêm gân, thoát vị đĩa đệm, tiểu đường, hoại tử chỏm xương đùi là tác nhân dẫn đến viêm khớp háng. Chấn thương: trong cuộc sống hằng ngày có thể gặp phải các chấn thương do tai nạn, ảnh hưởng đến khớp háng Triệu chứng của viêm đau khớp háng Bệnh viêm khớp háng khá dễ để nhận biết, biểu hiện như: Cứng khớp: sau khi ngủ dậy khớp gối cứng đờ khó cử động, hoặc có cảm giác có vật lạ làm vướng và dính trong khớp, sau một thời gian mới dễ vận động. Đau ở khớp háng: Tổn thương ở ổ khớp có thể khiến khớp bị đau nhức khi cử động và đi lại. Mức độ đau giảm dần khi nghỉ ngơi và tăng lên khi đi lại, vận động mạnh. Khớp sưng đỏ: Bề mặt da bên ngoài khớp có xu hướng sưng đỏ và nóng hơn so với những vùng da xung quanh. Triệu chứng này là hệ quả do ổ khớp tăng ma sát khi vận động, nhiễm trùng hoặc do tác động cơ học mạnh. Nếu xảy ra do chấn thương, bề mặt da bao xung quanh khớp thường có vết xây xước và bầm tím. Khác: đi lại khập khiễng, phát ra âm thanh khi cử động,khớp có dấu hiệu tràn dịch, ... Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp háng Một số phương pháp điều trị bệnh viêm khớp háng phổ biến như: Vật lí trị liệu:  Châm cứu Massage Điện trị liệu Siêu âm trị liệu Kích thích dây thần kinh qua da (TENS) Chiếu tia hồng ngoại Tiêm tế bào gốc Xoa bóp bấm huyệt Cấy chỉ Điều trị bằng thuốc: một số thuốc giúp điều trị bệnh viêm khớp háng như: Maxxflame-C  Neosamin  AB - Glucosamine Phương pháp phậu thuật: một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng như: Chỉnh hình cấu trúc ổ khớp Cắt bỏ gai xương Mài sụn khớp Thay khớp háng nhân tạo (một phần hoặc toàn phần) Nội soi khớp nhằm dẫn lưu mủ và dịch khớp bị viêm nhiễm Phẫu thuật mở khớp nhằm loại bỏ tổ chức nhiễm khuẩn Trên đây là cách nhận biết bệnh viêm khớp háng mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh viêm khớp gối

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh viêm khớp gối

        Viêm khớp gối là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về bệnh viêm khớp gối. Viêm khớp gối là bệnh gì? Viêm khớp gối là tình trang thoái hóa khớp gối, chức năng khớp gối bị suy giảm gây nên đau nhức, tê buốt khớp gối, khó khăn khi đi lại, thậm chí mất khả năng đi lại.                                             Viêm khớp gối có thể chia thành 4 giai đoạn của bệnh: Giai đoạn sớm: các triệu chứng ảnh hưởng chưa rõ ràng, sụn có thể bị tổn thương nhẹ. Giai đoạn nhẹ: bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, chụp X-quang thấy xương bắt đầu phát triển nhiều hơn và sụn mỏng dần, bị tổn thương , tuy nhiên ảnh hưởng với người bệnh chưa rõ ràng, người bệnh thường chủ quan trong giai đoạn này. Giai đoạn giữa: xương sụn bị tổn thương nặng, người bệnh gặp khó khăn khi đi lại. Giai đoạn nặng: tại khớp gối, 3 xương chính chồng lên nhau, xương sụn bị vỡ hoặc không còn, trường hợp nghiêm trọng có thể gây biến dạng xương, bại liệt. Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp gối Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp gối như: Tuổi tác: tuổi càng cao khả năng bị thoái hóa khớp gối càng nhiều, tuy nhiên mỗi người có mức độ bệnh khác nhau. Nghề nghiệp: trong quá trình lao động, làm việc nặng gây tổn thương khớp gối dẫn đến viêm. Bệnh lý: người có các bệnh như loãng xương, gout, viêm gân, viêm màng bao hoạt dịch khớp cũng là tác nhân dẫn đến viêm khớp gối Dinh dưỡng: người thừa cân béo phí, người thiếu vitamin D cũng có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp gối Bệnh viêm khớp gối có một số triệu chứng như: Cứng khớp buổi sáng: sau khi ngủ dậy khớp gối cứng đờ khó cử động, hoặc có cảm giác có vật lạ làm vướng và dính trong khớp, sau một thời gian mới dễ vận động. Tiếng lắc rắc khi cử động khớp gối. Cách phòng bệnh viêm khớp gối Một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp gối như: Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn hằng ngày Hạn chế tối đa chấn thương vùng khớp. Tránh mang vác vật nặng, làm việc nặng quá sức Tránh để gặp phải tình trạng béo phì, có một chế độ ăn uống lành mạnh hợp lí Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin D như: mỡ cá; xương ống; xương sườn; các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, gừng, tỏi; quả óc chó; súp lơ xanh; nấm; đậu nành; quả mọng như nho, dâu tây, mận… Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều giầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ ngọt... Cách điều trị viêm khớp gối Một số phương pháp điều trị viêm khớp gối: Không dùng thuốc: ngâm gối vào nước muối ấm pha gừng khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc nướng nóng lá ngải cứu trắng kèm chút muối đắp lên vùng gối Điều trị bằng thuốc: Tại chỗ: có thể dùng cao dán Ecosip thảo dược để làm giảm đau tại chỗ. Toàn thân: một số thuốc hỗ trợ điều trị viêm khớp gối như: Osteomin, Cadiflex 1500mg gói, Golsamin 250mg Phẫu thuật: nếu sau khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả, gây ảnh hưởng nặng nề đến người bệnh, bác sỹ có thể chỉ định phương pháp điều trị thay khớp gối cho bệnh nhân. Trên đây là cách nhận biết bệnh viêm khớp gối mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Những kiến thức về bệnh gai cột sống mà bạn cân biết

Những kiến thức về bệnh gai cột sống mà bạn cân biết

Gai cột sống là bệnh thường gặp. Bệnh là lỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều người, khi bệnh diễn tiến nặng có thể gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sống và làm việc. Gai cột sống là bệnh gì? Gai cột sống là căn bệnh về xương khớp khá phổ biến ở Việt Nam. Gai cột sống là bệnh thoái hóa cột sống, do sự hình thành các phần xương mọc ra hay còn gọi là gai xương phía ngoài và hai bên của cột         Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống? Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống như: Công việc hàng ngày, sinh hoạt: các hoạt động sai tư thế gây ra tổn thương cho cột sống như: mang hay bốc vác vật nặng, các động tác vận động, ngồi học, đi đứng, nằm ngủ ... Tuổi tác: theo thời gian, dẫn đến sự lão hóa của cơ thể, sự thoái hóa của cột sống là sự lý giải cho việc bệnh gai đốt sống hay gặp ở người cao tuổi. Chấn thương cột sống: Các tổn thương ở sụn khớp gây ra do tai nạn, chấn thương như tai nạn giao thông... Do viêm cột sống mạn tính: sự bất thường ở phần sụn cột sống do quá trình gây viêm. Điều đó, tạo ra những tổn thương khiến quá trình vận động gặp khó khăn. Lúc này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương. Sự lắng đọng Calci: thường gặp ở người lớn tuổi do sự thoái hóa của các đốt sống. Khác: các nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống như ở những người béo phì, vận động mạnh, hay sử dụng hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích...sống. Biểu hiện của bệnh gai cột sống Một số biểu hiện hay gặp của gai cột sống như: Mất cân bằng cơ thể Cơ bắp tay chân yếu dần đi Đau ở vùng thắt lưng, cổ đặc biệt khi đứng hoặc di chuyển. Vị trí đau biểu hiện phần cột sống có vấn đề liên quan. Đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi Mất cảm giác hoặc bất thường ở phần cột sống liên quan Rối loạn thần kinh thực vật như: tự động rối loạn các phản xạ, tăng tiết mồ hôi, suy giảm hô hấp hoặc biến chứng tăng huyết áp,… Trong trường hợp nặng, đau tê ở cổ lan qua hai tay hoặc đau ở lưng dọc xuống hai chân Trong trường hợp nguy kịch: có thể mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện Cách chữa trị bệnh gai đốt cột sống Điều trị gai cột sống có thể chữa trị bằng cách vật lý trị liệu, kết hợp các phương pháp châm cứu, cùng với thường xuyên tập thể dục. Điều trị bằng những biện pháp không gây hạt như: tập phục hồi chức năng, massage, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung  Điều trị bằng thuốc: các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid hoặc corticoid, vitamin, thuốc giãn cơ. Một số thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gai đốt cột sống: Maxxflame-C  Neo - Pyrazon 50mg  Gai cốt hoàn Trong một số trường hợp được chỉ định phẫu thuật, khi có sự chèn ép vào tủy làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép thần kinh gây ra tê tay, chân, rối loạn đại tiểu tiện. Dù vậy thì phẫu thuật không đảm bảo các gai xương không tái phát vì đây là một đáp ứng viêm tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ để phát hiện và xử trí diễn tiến xấu kịp thời Cách phòng ngừa bệnh gai đốt cột sống Bạn cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ calcium và vitamin D, tăng cường ăn rau quả, tránh xa các thức phẩm gây tăng cân, béo phì như mỡ động vật. Không hút thuốc Tránh các vận động nặng quá sức, hay ngồi lâu ở sai tư thế Tránh gây ra các thương tổn cột sống Bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu biết thêm về bệnh gai cột sống cũng như phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả hơn, giảm các biến chứng của bệnh.
Cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản hiệu quả bằng cỏ dại

Cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản hiệu quả bằng cỏ dại

 Dị ứng thời tiết là một tình trạng rất phổ biến mà nhiều người mắc phải, gây phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Dị ứng thời tiết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thời tiết Do sự thay đổi thời tiết đột ngột làm cơ thể không kịp thay đổi để thích nghi, đặc biệt vào những khoảng thời gian giao mùa. Đáp ứng đầu tiên khi thời tiết thay đổi đột ngột nằm ở làn da. Da trở nên ẩm ướt do tiết nhiều mồ hôi vào những ngày nắng nóng hoặc da trở nên thô ráp do chất sừng bị mất nước vào những ngày trời lạnh đều là những biến đổi khiến các protein trong cơ thể trở thành “chất lạ” với cơ thể, khiến cơ thể phản ứng lại bằng các tình trạng phù, ngứa, nổi mẩn, mề đay, xung huyết. Quá trình này được gọi là dị ứng thời tiết. Biểu hiện của dị ứng thời tiết  Da nổi các ban đỏ, kèm ngứa khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, đặc biệt là các vùng da hở như bàn tay, bàn chân, mặt, cổ. Người bệnh thường thấy khó chịu, bị làm phiền. Da bị sưng rộp hay tấy đỏ, phù lên và xung huyết. Nổi mề đay cấp tính khắp cơ thể. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm đến tính mạng, nếu mề đay đi kèm với triệu chứng lơ mơ, khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột. Bệnh cảnh này gọi là sốc phản vệ, cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu khẩn trương. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể có các biểu hiện của viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt xì, ho khan hoặc đau đầu, mệt mỏi. Cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản hiệu quả bằng cỏ dại Cây cỏ sữa (Phi dương thảo, cây lợi sữa, cỏ sữa đỏ), thuộc họ thầu dầu - là loài cỏ dại có sức sống phi thường, mọc ở khắp vùng núi, trung du từ Bắc đến Nam. Các thầy thuốc thường dùng toàn cây (cả rễ, lá, thân) đều chứa nhiều hoạt chất chữa bệnh. Cây thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hè – thu. Cỏ sữa là một trong những vị thuốc quý, vị hơi chua, tính hàn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, thông huyết, thông sữa, tiêu viêm... Có 2 loại cỏ sữa là cỏ sữa lá lớn và cỏ sữa lá nhỏ, lá to và lá nhỏ khác nhau về hình dáng và công dụng: Cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng cầm đi ngoài tốt hơn loại lá to. Cỏ sữa lá to lại trị viêm da, trị ngứa tốt hơn cỏ sữa lá nhỏ. Hai tác dụng chính hiệu quả nhất từ cây cỏ sữa lá to và lá nhỏ tôi đã áp dụng là: Trị đi ngoài, tiêu chảy, viêm đường ruột: Sắc cả cây lấy nước uống. Trị mẩn, ngứa, viêm da các loại, mụn nước: Cây tươi giã nát chà sát hoặc đắp lên vùng da ngứa hoặc đun đặc ngâm rửa. Theo các thầy thuốc Đông y thì tuy tác dụng chữa bệnh của cây cỏ sữa thì nhiều, nhưng ít người biết và chưa áp dụng, nhất là với các bệnh tiêu chảy, phân lỏng, rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, lợi khuẩn, trị viêm ruột - và đặc trị các chứng bệnh như lị do vi khuẩn, viêm ruột, tiêu chảy, trĩ chảy máu, đái ra máu, xuất huyết tử cung, chảy máu chân răng, ho, viêm bể thận, trị viêm da, mụn nước, da ngứa ngáy. Riêng tác dụng lợi sữa, tăng tiết sữa, thông sữa ở phụ nữ sau đẻ bị thiếu sữa thì chỉ có tác dụng khi dùng cây cỏ sữa lá lớn. Chữa ho hen, mẩn ngứa cũng phải dùng cây cỏ sữa lá to mới có tác dụng. Cách dùng như sau: Lấy 100 gram cỏ sữa lá lớn sắc chung vớt hạt cây gạo 40 gram. Lấy nước sắc cỏ sửa đó nấu cháo và ăn mỗi ngày 1 lần. Ăn liên tục từ 5 – 7 ngày rất hiệu quả. Hàng ngày đun cả cây cỏ sữa, uống thay nước mỗi ngày, sẽ duy trì lượng sữa thơm và nhiều hơn bình thường.   Cây cỏ sữa lá to   Cây cỏ sữa lá nhỏ   Trên đây là bài thuốc với cây cỏ sữa hiệu quả, phổ biến và chế biến đơn giản với mong muốn chia sẻ để bà con dễ tìm kiếm và dùng nhanh khỏi nhất, quan trọng là không tốn tiền.
Bài thuốc dân dan chữa đau dạ dày hiệu quả

Bài thuốc dân dan chữa đau dạ dày hiệu quả

 Viêm dạ dày là do niêm mạc dạ dày xuất hiện vùng tổn thương. Người bệnh cảm thấy đau cồn cào như thắt lại mỗi khi đói; đau vùng thượng vị đi kèm là cảm giác buồn nôn, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua... Sau đây là một số bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày tại nhà hiệu quả mà đơn giản. Các nguyên nhân gây nên đau dạ dày Ăn uống không đúng giờ Ăn quá nhanh, không nhai kỹ Uống nhiều rượu, bia Ăn uống không đảm bảo vệ sinh Ăn quá nhiều vào buổi tối Căn thẳng thần kinh Hút thuốc lá Lạm dụng thuốc Để cơ thể nhiễm lạnh Một số cách chữa đau dạ dày hiệu quả đơn giản bằng thuốc dân gian Hạt bưởi Bưởi là loại trái cây chứa vô số chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, được nhiều người yêu thích. Nhiều người sau khi ăn bưởi thường vứt bỏ hạt bưởi mà không biết rằng nó có những công dụng đặc biệt như chữa bệnh loét dạ dày.                                                                              Hạt bưởi giúp chữa bệnh loét dạ dày. Để chữa bệnh loét dạ dày hiệu quả, bạn lấy 100g hạt bưởi bỏ vào 200ml nước nóng, ngâm trong 2-3 giờ. Sau khoảng thời gian này, bạn sẽ có một cốc nước màu trắng nhầy trông như thạch. Mỗi ngày một lần, bạn uống thứ nước này sau khi ăn khoảng 2 tiếng cho đến khi nào hết đau thì thôi. Lá mơ Lá mơ có vị chua, tính bình, ăn vào sẽ giúp giải độc, trừ phong hoạt huyết, trừ thấp tiêu nhũng. Loại lá này còn giúp tiêu hủy protein, loại bỏ triệu chứng khó tiêu đầy bụng, đặc biệt lá mơ có tính sát khuẩn tốt. Trong khi đó, đau dạ dày xuất hiện chủ yếu do nhiễm vi khuẩn HP. Vậy nên, ăn nhiều lá mơ sẽ giúp kiểm soát, ức chế và dần loại bỏ loại vi khuẩn gây bệnh này tồn tại trong cơ thể. Lá mơ giúp chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả Mỗi ngày 1 lần, bạn lấy 20-30g lá mơ rửa thật sạch bằng nước muối hay nước rửa rau củ. Đợi một chút để lá mơ ráo bớt nước rồi mới đem giã nhuyễn và chắt lọc nước cốt để uống. Sau vài ngày uống nước cốt từ lá mơ bạn sẽ thấy căn bệnh đau dạ dày khó chịu bấy lâu giảm đi rất nhiều. Nha đam Nha đam là một loại cây được nhiều chị em ưa thích, vì trong nha đam có những chất giúp trắng sáng da, giảm mụn. Gel nha đam trong suốt với thành phần chủ yếu là nước và vô số các chất khoáng, vitamin cần thiết. Ngoài công dụng tốt cho sức khỏe, giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan, hạ nhiệt cơ thể, nha đam còn được dùng để làm đẹp da, điều trị chứng khó tiêu, táo bón và chữa đau dạ dày cực kỳ hiệu quả. Nha đam dùng để điều trị chứng khó tiêu, táo bón và chữa đau dạ dày. Để chữa đau dạ dày, bạn chuẩn bị 10g lá nha đam còn tươi. Khéo léo gọt phần vỏ để lấy nhựa nha đam. Bạn nên dùng đầu dao ngược để gọt vỏ sẽ dễ hơn. Phần nhựa lấy được đem đun sôi với nước để uống.
Cách chữa trị cảm cúm, nhức đầu hiệu quả không dùng đến thuốc

Cách chữa trị cảm cúm, nhức đầu hiệu quả không dùng đến thuốc

Hãy quên thuốc cảm như Parabest extra, hay Befadol CF đi, cách đơn giản sau sẽ giúp bạn đánh bay cảm cúm, nhức đầu cực hiệu quả mà không cần đến chúng bằng chính những thực phẩm quen thuộc trong nhà bếp của bạn. Tỏi Nếu không may mắc phải chứng cảm cúm, thì tỏi nên là loại thực phẩm đầu tiên bạn nghĩ đến. Vì allicin - một trong ba hoạt chất quan trọng có trong tỏi được mệnh danh là loại kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả Penicillin, có khả năng làm bớt ho, long đờm, dễ thở và không bị nghẹt mũi. Cách dùng: Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50ml nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2-3 giọt, ngày 2-3 lần. Cúc tần Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Hái lá và cành non đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông. Khi uống vào mồ hôi ra đầm đìa là được hoặc dùng 8-16 g dạng hoàn, tán. Người bệnh cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả một phần, 10g lá chanh đem nấu với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi để giảm sốt, giải cảm. Hành lá Trong các tài liệu cổ này, người ta cho rằng hành lá có vị cay, bình mà không độc có năng lực phát biểu, hoà trung, thông dương, hoạt huyết, dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng, sắc uống lấy nước chữa các chứng sốt, sốt rét, cảm, nhức đầu, mặt mày phù thũng, còn làm yên thai, sáng mắt, lợi ngũ lạng. Vào hai kinh thủ thái âm (phế kinh) và túc dương minh (vị kinh). Tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng ngoài chữa những mụn nhọt mưng mủ, dùng nước hành nhỏ mũi chữa được ngạt mũi, cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi, khi bị cảm mạo, đầu nhức, mũi ngạt thì có thể dùng hành giã nát, thêm nước sôi vào rồi xông, hoặc cho hành vào cháo nóng mà ăn thì chóng khỏi. Hành tím Bạn sẽ có một siro chữa cảm lạnh, nhức đầu rất hiệu quả bằng cách: cắt dọc vài củ hành tím và ngâm với mật ong trong 12 giờ. Gừng tươi Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng gừng tươi để phòng và trị bệnh cảm cúm. Gừng tươi có vị cay, tính ấm, thơm, gừng khô có vị cay, tính nóng, thơm hắc. Kết hợp gừng với mật ong, chúng ta sẽ có một loại đồ uống kháng sinh mạnh, đặc biệt có tác dụng tích cực trong việc điều trị cảm cúm, giảm bớt khó chịu trong dạ dày, giúp khí huyết lưu thông và ngủ ngon hơn. Ớt ngọt Khi bạn bị cảm lạnh, nhức đầu, bạn hãy nấu món ăn có ớt ngọt kèm theo một chút hạt tiêu để cải thiện tình hình. Ớt ngọt chứa chất apsaicin có tác dụng làm giảm chất nhầy gây nghẹt mũi và các triệu chứng cảm sốt.  Bạc hà Bạc hà có tính chất như: vị cay, mát không độc, vào 2 kinh phế và can, có tác dụng tán phong nhiệt. Bạc hà là một vị thuốc có tinh dầu thơm, làm ra mồ hôi, hạ sốt dùng chữa cảm sốt, cảm mạo, mũi ngạt, đầu nhức, còn giúp cho sự tiêu hoá, chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài. Tinh dầu bạc hà còn giúp thông khướu, dùng khi ngạt mũi, nhức đầu, xoa bóp tại chỗ để giảm đau và sát khuẩn. Bạc hà còn dùng trong pha chế đồ uống như trà, rượu, cocktail… Một số loại trà kết hợp với bạc hà như trà bạc hà cam quế, trà táo bạc hà, trà chanh bạc hà… Trà quế và thảo quả Bạn có thể chế biến món trà giải cảm bằng cách nấu sôi nước với vài nhánh quế, thảo quả, một chút đường và một nhúm bột nghệ trong 20 phút. Bạn có thể duy trì thói quen uống trà quế - thảo quả 3 lần mỗi ngày để giảm các triệu chứng cảm, sốt. Vỏ bưởi và lá bưởi Vỏ ngoài bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm tốt. Có thể xông giải cảm bằng lá bưởi tươi kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, lá sả, hương nhu. Nếu ho có đờm, lấy vỏ bưởi đã cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, nấu với nước sôi một lát rồi vắt nước, ngâm trong đường một tuần. Lấy nước ngâm nuốt dần, dùng liền 5 ngày có thể thuyên giảm bệnh. Sữa và bột nghệ Sữa và bột nghệ cũng có tác dụng giải cảm, tăng cường lưu thông máu. Bạn có thể uống 3 cốc sữa nóng và bột nghệ mỗi ngày để giảm cảm lạnh và đau đầu.
Thoát vị đĩa đệm cột sống là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống là bệnh gì?

  Thoát vị đĩa đệm cột sống là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường,xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống Do tuổi tác: thoát vị đĩa đêm cột sống thường gặp ở người trung niên và cao tuổi Do công việc hằng ngày: Người có nghề nghiệp ngồi lâu, ít vận động hoặc đứng lâu, làm việc sai tư thế: nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, thợ may, giáo viên… Người thường xuyên vận động mạnh, bê vác nặng: công nhân, nông dân, người chuyên khiêng vác đồ… Do cân nặng cơ thể: người bị thừa cân, béo phì Yếu tố di truyền Chế độ ăn uống: Người có chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dinh dưỡng Do các bệnh lý: người từng bị chấn thương, va đập mạnh tác động vào vùng cột sống… Triệu chứng của thoát vị đĩa đêm cột sống Đau cột sống lưng Tê bì chân tay, mất cảm giác Đại tiểu tiện không tự chủ, mất kiểm soát Mất khả năng lao động, phụ thuộc vào người khác Teo cơ, teo chi; bại liệt vĩnh viễn… Cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống Tập luyện thể dục thể thao bằng các môn thể thao vừa sức, tăng độ dẻo dai của các cơ cạnh cột sống. Điều này có thể giúp làm ổn định cột sống, giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm Không mang vác, vận động quá sức hoặc sai tư thế Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao, tránh duy trì áp lực quá nặng lên cột sống. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc để giảm triệu chứng trong thời gian ngắn. Các nhóm thuốc có thể được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, corticoid đường tiêm. Trong một vài trường hợp ít bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần được phẫu thuật. Bác sĩ có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật nếu điều trị bảo tồn không có tác dụng sau 6 tuần điều trị, đặc biệt khi bệnh nhân có những biểu hiện như yếu cơ, khó đứng, khó đi lại, mất kiểm soát cơ vòng. Một số liệu pháp thay thế uống thuốc, kết hợp với thuốc có thể giúp giảm triệu chứng đau lưng: Phương pháp kéo nắn xương khớp Châm cứu Mát – xa Yoga Chế độ sinh hoạt phù hợp trong quá trình điều trị: Trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm, nên hạn chế các hoạt động mạnh, tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế Đi khám ngay nếu thấy các triệu chứng nặng hơn như: tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện hoặc bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân. Tránh nằm quá nhiều: nên nghỉ ngơi một thời gian ngắn sau đó đứng dậy thực hiện vận động nhẹ như đi lại, làm việc nhà do nằm quá nhiều gây cứng khớp cột sống và yếu cơ.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ